Trắc nghiệm sinh học 7 bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Các phần cơ thể của sâu bọ là:
- A. Đầu và ngực
- B. Đầu, ngực, bụng
- C. Đầu ngực và bụng
- D. Đầu và bụng
Câu 2: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những sâu bọ sống ở môi trường nước?
- A. Ấu trùng ve sầu, bọ gậy, bọ rầy.
- B. Bọ vẽ, ấu trùng chuồn chuồn, bọ gậy.
- C. Bọ gậy, ấu trùng ve sầu, dế trũi.
- D. Ấu trùng chuồn chuồn, bọ gậy, bọ ngựa.
Câu 3: Phát biểu nào dưới đây về đặc điểm chung của lớp Sâu bọ là sai?
- A. Vỏ cơ thể bằng pectin, vừa là bộ xương ngoài, vừa là chiếc áo ngụy trang của chúng.
- B. Có nhiều hình thức phát triển biến thái khác nhau.
- C. Cơ thể chia làm ba phần rõ ràng: đầu, ngực và bụng.
- D. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
Câu 4: Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển?
- A. Vì hệ thống ống khí phát triển mạnh và chèn ép hệ tuần hoàn.
- B. Vì hệ thống ống khí phát triển giúp phân phối chất dinh dưỡng, giảm tải vai trò của hệ tuần hoàn.
- C. Vì hệ tuần hoàn không thực hiện chức năng cung cấp ôxi do đã có hệ thống ống khí đảm nhiệm.
- D. Vì hệ thống ống khi đã đảm nhiệm tất cả các chức năng của hệ tuần hoàn.
Câu 5: Đặc điểm nào KHÔNG phải là đặc điểm chung nổi bật của sâu bọ
- A. Hô hấp bằng hệ thống ống khí
- B. Cơ thể sâu bọ có ba phần: đầu, ngực, bụng
- C. Vỏ cơ thể bằng kitin vừa là bộ xương ngoài vừa là chiếc áo ngụy trang của chúng.
- D. Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây về đặc điểm chung của lớp Sâu bọ là sai?
- A. Hô hấp bằng mang.
- B. Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
- C. Cơ thể chia làm ba phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng.
- D. Có nhiều hình thức phát triển biến thái khác nhau.
Câu 7: Bọ ngựa có lối sống và tập tính
- A. Ăn gỗ, tập tính đục ruỗng gỗ
- B. Kí sinh, hút máu người và động vật
- C. Ăn thịt, dùng đôi càng trước để bắt mồi
- D. Ăn thực vật, tập tính ngụy trang
Câu 8: Động vật nào dưới đây không có lối sống kí sinh?
- A. Bọ ngựa.
- B. Bọ rầy.
- C. Bọ chét.
- D. Rận.
Câu 9: Có bao nhiêu đặc điểm trong số các đặc điểm dưới đây giúp chúng ta nhận biết các đại diện của lớp Sâu bọ trong thiên nhiên?
- A. Cơ thể chia thành ba phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng.
- B. Đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
- C. Thở bằng ống khí.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây về muỗi vằn là đúng?
- A. Chỉ muỗi đực mới hút máu.
- B. Muỗi đực và muỗi cái đều hút máu.
- C. Chỉ muỗi cái mới hút máu.
- D. Muỗi đực và muỗi cái đều không hút máu.
Câu 11: Ấu trùng chuồn chuồn sống ở đâu
- A. Trong đất
- B. Kí sinh trong cơ thể động vật
- C. Trên cây
- D. Dưới nước
Câu 12: Phát biểu nào dưới đây về đặc điểm chung của lớp Sâu bọ là đúng?
- A. Có hệ tuần hoàn hở, tim hình lá, có nhiều ngăn nằm ở mặt lưng.
- B. Không có hệ thần kinh.
- C. Vỏ cơ thể bằng pectin, vừa là bộ xương ngoài, vừa là áo ngụy trang của chúng.
- D. Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
Câu 13: Sâu bọ nào phá hoại đồ gỗ
- A. Bọ cạp
- B. Châu chấu
- C. Mọt hại gỗ
- D. Bọ ngựa
Câu 14: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những sâu bọ là thiên địch trên đồng ruộng?
- A. Bọ ngựa, kiến ba khoang, mối, ong mắt đỏ.
- B. Bọ ngựa, ong xanh, ong mắt đỏ, nhện lùn.
- C. Bọ rùa, kiến ba khoang, ruồi xám, ong xanh.
- D. Nhện đỏ, ong mắt đỏ, rầy xanh, mọt vòi voi.
Câu 15: Đặc điểm nào KHÔNG phải là đặc điểm chung nổi bật của sâu bọ
- A. Hô hấp bằng hệ thống ống khí
- B. Cơ thể sâu bọ có ba phần: đầu, ngực, bụng
- C. Vỏ cơ thể bằng kitin vừa là bộ xương ngoài vừa là chiếc áo ngụy trang của chúng.
- D. Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh
Câu 16: Loài sâu bọ có vai trò giúp cho quá trình thụ phấn ở cây trồng nhiều nhất là:
- A. Ruồi
- B. Muỗi
- C. Bọ ngựa
- D. Ong mắt
=> Kiến thức Giải bài 27 sinh 7: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 60: Động vật quý hiếm
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 19: Một số Thân mềm khác
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 57: Đa dạng sinh học
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 6: Ngành động vật có xương (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 31: Cá chép
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 5: Trùng biến hình và trùng giày
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 48: Đa dạng của lớp Thú. Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm