Trắc nghiệm sinh học 7 bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Mục đích của các biện pháp đấu tranh sinh học được sử dụng là:

  • A. Tiêu diệt tận gốc sinh vật gây hại

  • B. Hạn chế tác động của sinh vật gây hại
  • C. Gây bệnh cho các sinh vật gây hại

  • D. Cả ba mục đích trên

Câu 2: Nước ta đã áp dụng biện pháp đấu tranh sinh học nào?

  • A. Dùng thuốc trừ sâu

  • B. Dùng thuốc vi sinh và nuôi thả ong mắt đỏ
  • C. Nhập sâu bọ có ích từ nước ngoài

  • D. Cấm săn bắt các loài ếch, nhái, rắn và chim

Câu 3: Đâu là biện pháp đấu tranh sinh học

  • A. Sử dụng thiên địch

  • B. Gây bệnh truyền nhiễm ở động vật gây hai

  • C. Gây vô sinh ở động vật gây hại

  • D. Tất cả những biện pháp trên đúng

Câu 4: Nhóm loài nào gồm các thiên địch diệt sâu bọ?

  • A. Thằn lằn, cá đuôi cờ, cóc, sáo
  • B. Thằn lằn, cắt, cú, mèo rừng

  • C. Cá đuôi cờ, cóc, sáo, cú

  • D. Cóc, cú, mèo rừng, cắt

Câu 5: Thiên địch sử dụng đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng sinh vật gây hại?

  • A. Ruồi

  • B. Mèo rừng

  • C. Thỏ

  • D. Ong mắt đỏ

Câu 6: Mèo rừng và cú vọ diệt loài sinh vật có hại nào?

  • A. Sâu bọ

  • B. Chuột
  • C. Muỗi

  • D. Rệp

Câu 7: Thiên địch diệt sâu bọ, cua, ốc mang vật chủ trung gian là

  • A. Rắn sọc dưa

  • B. Kiến

  • C. Gia cầm
  • D. Ong mắt đỏ

Câu 8: Thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại là?

  • A. Cắt

  • B. Cóc

  • C. Ong mắt đỏ
  • D. Ruồi

Câu 9: Vi khuẩn nào gây bệnh truyền nhiễm cho thỏ gây hại?

  • A. Vi khuẩn E coli

  • B. Vi khuẩn Myoma

  • C. Vi khuẩn Calixi

  • D. Cả vi khuẩn Myoma và vi khuẩn Calixi

Câu 10: Loài nào cần làm vô sinh để diệt

  • A. Muỗi

  • B. Ruồi
  • C. Ong mắt đỏ

  • D. Sâu xám

Câu 11: Những hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học là gì?

  • A. Nhiều loài thiên địch được di nhập, do không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém

  • B. Thiên địch không tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng

  • C. Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển

  • D. Tất cả đều đúng

Câu 12: Chim sẻ gây ảnh hưởng gì với nông nghiệp

  • A. Là loài có ích

  • B. Là loài gây hại

  • C. Vừa có ích, vừa gây hại
  • D. Không có ảnh hưởng gì đến nông nghiệp

Câu 13: Những ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học là gì?

1. Sử dụng đấu tranh sinh học mang lại hiệu quả, tiêu diệt được những loài sinh vật có hại

2. Tiêu diệt được những loài sinh vật có hại, nhưng gây ô nhiễm môi trường

3. Sử dụng đấu tranh sinh học rẻ tiền và dễ thực hiện

4. Sử dụng đấu tranh sinh học tiêu diệt được những loài sinh vật có hại nhưng không gây ô nhiễm môi trường.

  • A. 1, 2, 3

  • B. 2, 3

  • C. 1, 4

  • D. 1, 3, 4

Câu 14: Nạn chuột xuất hiện phá hoại đồng ruộng mùa màng là sự cố về đấu tranh sinh học do nguyên nhân nào?

  • A. Do thiếu thuốc chuột

  • B. Do mèo bị bắt làm thực phẩm
  • C. Do chim cú mèo diều hâu bị săn bắt

  • D. Do rắn bị bắt làm đặc sản

Câu 15: Những hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học là gì?

1. Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém

2. Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.

3. Thiên địch không diệt triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng.

  • A. 1, 2

  • B. 2, 3

  • C. 1

  • D. 1, 2, 3
Xem đáp án

=> Kiến thức Giải bài 59 sinh 7: Biện pháp đấu tranh sinh học


  • 15 lượt xem