Trắc nghiệm sinh học 7 chương 3: Các ngành giun (P2)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 7 chương 3: Các ngành giun (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây có ở sán lông?
- A. Có lông bơi.
- B. Có giác bám.
- C. Mắt tiêu giảm.
- D. Sống kí sinh.
Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây có ở sán lá gan?
- A. Miệng nằm ở mặt bụng.
- B. Mắt và lông bơi tiêu giảm.
- C. Cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng kém phát triển.
- D. Có cơ quan sinh dục đơn tính.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây về sán lá gan là đúng ?
- A. Thích nghi với lối sống bơi lội tự do.
- B. Cơ thể đối xứng tỏa tròn.
- C. Sán lá gan không có giác bám.
- D. Sán lá gan có cơ quan sinh dục lưỡng tính.
Câu 4: Nhóm nào dưới đây có giác bám?
- A. sán dây và sán lông.
- B. sán dây và sán lá gan.
- C. sán lông và sán lá gan.
- D. sán lá gan, sán dây và sán lông.
Câu 5: Giun đũa chui được qua ống mật nhờ đặc điểm nào sau đây?
- A. Cơ dọc kém phát triển.
- B. Không có cơ vòng.
- C. Giác bám tiêu giảm.
- D. Đầu nhọn.
Câu 6: Vì sao khi kí sinh trong ruột non, giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa?
- A. Vì giun đũa chui rúc dưới lớp niêm mạc của ruột non nên không bị tác động bởi dịch tiêu hóa.
- B. Vì giun đũa có khả năng kết bào xác khi dịch tiêu hóa tiết ra.
- C. Vì giun đũa có lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 7: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau:
Trứng giun đũa theo …(1)… ra ngoài, gặp ẩm và thoáng khí phát triển thành dạng …(2)… trong trứng. Người ăn phải trứng giun, đến …(3)… thì ấu trùng chui ra, vào máu, qua gan, tim, phổi rồi về lại ruột non lần hai mới kí sinh tại đây.
- A. (1): phân; (2): kén; (3): ruột già.
- B. (1): phân; (2): ấu trùng; (3): ruột non.
- C. (1): nước tiểu; (2): kén; (3): ruột non.
- D. (1): mồ hôi; (2): ấu trùng; (3): ruột già.
Câu 8: Loài sán nào dưới đây trên thân gồm hàng trăm đốt sán, mỗi đốt đều mang một cơ quan sinh dục lương tính?
- A. Sán lá gan.
- B. Sán lá máu.
- C. Sán bã trầu.
- D. Sán dây.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây về sán dây là đúng?
- A. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên.
- B. Là động vật đơn tính.
- C. Cơ quan sinh dục kém phát triển.
- D. Phát triển không qua biến thái.
Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây có ở sán dây ?
- A. Sống tự do.
- B. Mắt và lông bơi phát triển.
- C. Cơ thể đơn tính.
- D. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây về giun đũa là đúng ?
- A. Có lỗ hậu môn.
- B. Tuyến sinh dục kém phát triển.
- C. Cơ thể dẹp hình lá.
- D. Sống tự do.
Câu 12: Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của các giun tròn?
- A. Phần lớn sống kí sinh.
- B. Ruột phân nhánh.
- C. Tiết diên ngang cơ thể tròn.
- D. Bắt đầu có khoang cơ thể chính thức.
Câu 13: Rươi di chuyển bằng
- A. giác bám.
- B. hệ cơ thành cơ thể.
- C. chi bên.
- D. tơ chi bên.
Câu 14: Giun đất chưa có tim chính thức, cơ quan nào đóng vai trò như tim ở giun đất?
- A. Mạch vòng giữa thân.
- B. Mạch vòng vùng hầu.
- C. Mạch lưng.
- D. Mạch bụng.
Câu 15: Vì sao khi mưa nhiều, trên mặt đất lại có nhiều giun?
- A. Vì giun đất chỉ sống được trong điều kiện độ ẩm đất thấp.
- B. Vì nước ngập cơ thể nên chúng bị ngạt thở.
- C. Vì nước mưa gây sập lún các hang giun trong đất.
- D. Vì nước mưa làm trôi lớp đất xung quanh giun.
Câu 16: Sá sùng sống trong môi trường
- A. nước ngọt.
- B. nước mặn.
- C. nước lợ.
- D. đất ẩm.
Câu 17: Cơ quan thần kinh của giun đất bao gồm
- A. hai hạch não và hai hạch dưới hầu.
- B. hạch não và chuỗi thần kinh bụng.
- C. hạch hầu và chuỗi thần kinh bụng.
- D. vòng hầu và chuỗi thần kinh bụng.
Câu 18: Đặc điểm nào sau đây giúp đỉa thích nghi với lối sống kí sinh?
- A. Các tơ chi tiêu giảm.
- B. Các manh tràng phát triển để chứa máu.
- C. Giác bám phát triển.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 19: Giun đốt có khoảng trên
- A. 9000 loài.
- B. 10000 loài.
- C. 11000 loài.
- D. 12000 loài.
Câu 20: Trong các đặc điểm sau, đâu là điểm khác nhau giữa sán lá gan và giun đũa?
- A. Sự phát triển của các cơ quan cảm giác.
- B. Tiết diện ngang cơ thể.
- C. Đời sống.
- D. Con đường lây nhiễm.
Câu 21: Vì sao tỉ lệ mắc giun đũa ở nước ta còn ở mức cao?
- A. Nhà tiêu, hố xí… chưa hợp vệ sinh, tạo điều kiện cho trứng giun phát tán.
- B. Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa khiến ruồi, muỗi phát triển làm phát tán bệnh giun.
- C. Ý thức vệ sinh cộng đồng còn thấp (ăn rau sống, tưới rau bằng phân tươi…).
- D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 22: Loài giun nào gây ra bệnh chân voi ở người?
- A. Giun móc câu.
- B. Giun chỉ.
- C. Giun đũa.
- D. Giun kim.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 60: Động vật quý hiếm
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì II (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 46: Thỏ
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 41: Chim bồ câu
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 3: Các ngành giun (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 5: Ngành chân khớp (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 22: Tôm sông
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp