Trắc nghiệm sinh học 7 bài 53: Môi trường và sự vận động, di chuyển
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 bài 53: Môi trường và sự vận động, di chuyển. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Động vật nào dưới đây có cơ quan di chuyển đã phân hóa thành chi phân đốt?
- A. Sán.
- B. Thủy tức.
- C. Sứa.
- D. Rết.
Câu 2: Động vật nào dưới đây có chi năm ngón?
- A. Hải âu.
- B. Lợn rừng.
- C. Hải quỳ.
- D. Rết.
Câu 3: Nhờ có khả năng di chuyển mà động vật có thể
- A. Đi tìm thức ăn, bắt mồi.
- B. Tìm môi trường sống thích hợp
- C. Tìm đối tượng sinh sản và lẩn tránh kẻ thù.
- D. Tất cả các ý trên đúng
Câu 4: Hình thức di chuyển nào dưới đây không có ở châu chấu?
- A. Bay.
- B. Bò.
- C. Bơi.
- D. Nhảy bằng hai chân sau.
Câu 5: Châu chấu có hình thức di chuyển
- A. Bò, nhảy
- B. Nhảy, bay
- C. Bay, bò
- D. Bò, nhảy và bay
Câu 6: Động vật nào dưới đây chưa có cơ quan di chuyển, di chuyển chậm kiểu sâu đo?
- A. Trai
- B. Thủy tức
- C. Hải quỳ
- D. Rết
Câu 7: Đặc điểm cơ quan di chuyển của san hô và hải quỳ là
- A. Chưa có cơ quan di chuyển, di chuyển chậm, kiểu sâu đo
- B. Cơ quan di chuyển đã phân hóa thành chi đốt
- C. Chưa có cơ quan di chuyển, có đời sống bám, sống cố định
- D. Cơ quan di chuyển được phân hóa thành các chi có cấu tạo và chức năng khác nhau
Câu 8: Động vật nào dưới đây không có khả năng di chuyển?
- A. Rươi.
- B. Tôm.
- C. San hô.
- D. Đỉa.
Câu 9: Đặc điểm cơ quan di chuyển của rết là
- A. Cơ quan di chuyển còn rất đơn giản (mấu lồi cơ và tơ bơi)
- B. Chưa có cơ quan di chuyển, di chuyển chậm, kiểu sâu đo
- C. Cơ quan di chuyển đã phân hóa thành chi đốt
- D. Cơ quan di chuyển được phân hóa thành các chi có cấu tạo và chức năng khác nhau
Câu 10: Động vật nào dưới đây có cánh được phủ bằng lông vũ?
- A. Chuồn chuồn.
- B. Hải âu.
- C. Châu chấu.
- D. Dơi.
Câu 11: Động vật nào dưới đây có 3 hình thức di chuyển?
- A. Gà lôi
- B. Vượn
- C. Châu chấu
- D. Kanguru
Câu 12: Ở cá trích, chi chuyên hóa thành
- A. vây bơi có các tia vây.
- B. bàn tay, bàn chân cầm nắm.
- C. chi năm ngón có màng bơi.
- D. cánh được cấu tạo bằng màng da.
Câu 13: Loài nào có cơ quan di chuyển là cánh da
- A. Chim
- B. Dơi
- C. Chim hải âu
- D. Cú
Câu 14: Loài động nào dưới đây có chi được phân hóa thành 5 đôi chân bò và 5 đôi chân bơi.
- A. Tôm sông
- B. Rươi
- C. Châu chấu
- D. Giun nhiều tơ
Câu 15: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:
Trong quá trình phát triển của giới Động vật, sự hoàn chỉnh của cơ quan vận động và di chuyển là sự …(1)… từ chưa có chi đến có chi …(2)… thành nhiều bộ phận đảm nhiệm những chức năng khác nhau, đảm bảo cho sự vận động có hiệu quả thích nghi với những điều kiện sống khác nhau.
- A. (1): phức tạp hóa; (2): chuyên hóa
- B. (1): đơn giản hóa; (2): phân hóa
- C. (1): đơn giản hóa; (2): chuyên hóa
- D. (1): phức tạp hóa; (2): phân hóa
Câu 16: Loài nào di chuyển chậm, kiểu sâu đo
- A. San hô
- B. Hải quỳ
- C. Rươi
- D. Thủy tức
Câu 17: Châu chấu có bao nhiêu đôi chân bò?
- A. 1.
- B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 18: Cơ quan di chuyển của khỉ, vượn là
- A. 5 đôi chân bò và 5 đôi chân bơi
- B. Bàn tay, bàn chân cầm nắm
- C. Cơ quan di chuyển kiểu phân đốt
- D. Chi năm ngón, có màng bơi
=> Kiến thức Giải bài 53 sinh 7: Môi trường và sự vận động, di chuyển
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 54: Tiến hóa về tổ chức cơ thể
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 47: Cấu tạo trong của thỏ
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 7: Sự tiến hóa của động vật
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 4: Trùng roi
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 46: Thỏ
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét