Trắc nghiệm sinh học 7 học kì I (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 học kì I (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Nơi động vật ra đời đầu tiên là:
- A. Vùng nhiệt đới châu Phi.
- B. Biển và đại dương.
- C. Ao, hồ, sông, ngòi.
- D. Cả A, B, C.
Câu 2: Chỗ bắt đầu của chuỗi thần kinh bụng giun đất ở
- A. Hạch não.
- B. Vòng thần kinh hầu.
- C. Hạch dưới hầu.
- D. Hạch ở vùng đuôi.
Câu 3: Bộ phận tương tự “tim" của giun đất nằm ở
- A. Mạch lưng.
- B. Mạch vòng.
- C. Mạch bụng.
- D. Mạch vòng vùng hầu.
Câu 4: Những sâu bọ có "nhà ở" (biết làm tổ) là
- A. Ong.
- B. Tằm dâu.
- C. Bướm cải.
- D. Chuồn chuồn.
Câu 5: Vây lưng và vây hậu môn có vai trò
- A. Giữ thăng bằng cho cá.
- B. Giúp cá bơi hướng lên trên hoặc xuống dưới.
- C. Giúp cá khi bơi không bị nghiêng ngả.
- D. Làm cá tiến lên phái trước khi bơi.
Câu 6: Tên bộ phận ống tiêu hóa có ở trai sông là
- A. Miệng và tấm miệng.
- B. Dạ dày, gan, ruột, hậu môn.
- C. Hầu, thực quản.
- D. Cả A, B và C.
Câu 7: Động vật nguyên sinh gây bệnh cho người là
- A. Trùng biến hình.
- B. Trùng roi.
- C. Trùng giày.
- D. Trùng bào tử.
Câu 8: Trùng biến hình có tên gọi như vậy là do
- A. Di chuyển bằng chân giả.
- B. Cơ thể cấu tạo đơn giản nhất.
- C. Cơ thể trong suốt.
- D. Không nhìn thấy chúng bằng mắt thường.
Câu 9: Dạng hệ thần kinh của châu chấu là:
- A. Dạng lưới.
- B. Tế bào rải rác.
- C. Dạng chuỗi hạch.
- D. Cả A, B và C.
Câu 10: Giun đốt có khoảng bao nhiêu loài ?
- A. Trên 9 nghìn loài.
- B. Dưới 9 nghìn loài.
- C. Trên 10 nghìn loài.
- D. Dưới 10 nghìn loài.
Câu 11: Sứa bơi lội trong nước nhờ
- A. Tua miệng phát triển và cử động linh hoạt.
- B. Dù có khả năng co bóp.
- C. Cơ thể có tỉ trọng xấp xỉ nước.
- D. Cơ thể hình dù, đối xứng tỏa tròn.
Câu 12: Giun đũa di chuyển nhờ
- A. Cơ dọc.
- B. Chun giãn cơ thể.
- C. Cong và duỗi cơ thể.
- D. Cả A, B và C.
Câu 13: Ở cơ thể thủy tức, tế bào thần kinh, tế bào gai, tế bào mô-bì cơ nằm ở
- A. Lớp ngoài.
- B. Lớp trong.
- C. Tầng keo.
- D. Cả A, B và C.
Câu 14: Các giai đoạn thuộc kiểu biến thái hoàn toàn là :
- A. Trứng - Ấu trùng.
- B. Trứng – Trưởng thành.
- C. Trứng- Ấu trùng – Trưởng thành.
- D. Trứng - Ấu trùng – Nhộng – Trưởng thành.
Câu 15: Các lớp cá gồm
- A. Lớp cá sụn và lớp cá xương.
- B. Lớp cá sụn và lớp cá chép.
- C. Lớp cá xương và lớp cá chép.
- D. Lớp cá sụn, lớp cá xương và lớp cá chép.
Câu 16: Số đôi chân bò ở cơ thể tôm sông là:
- A. 3 đôi.
- B. 5 đôi.
- C. 4 đôi.
- D. 6 đôi.
Câu 17: Thí nghiệm mổ giun đất ta tiến hành mổ:
- A. Mặt bụng.
- B. Bên hông.
- C. Mặt lưng.
- D. Lưng bụng đều được.
Câu 18: Lỗ hậu môn của giun đất nằm ở
- A. Đầu.
- B. Đốt đuôi.
- C. Giữa cơ thể.
- D. Đai sinh dục.
Câu 19: Vỏ cuticun và lớp cơ ở giun tròn đóng vai trò
- A. Hấp thụ thức ăn.
- B. Bộ xương ngoài.
- C. Bài tiết sản phẩm.
- D. Hô hấp, trao đổi chất.
Câu 20: Tim sâu bọ (đại diện là châu chấu) có cấu tạo :
- A. Hình ống.
- B. Hai ngăn.
- C. Một ngăn.
- D. Nhiều ngăn.
Câu 21: Sự trao đổi khí ở ốc sên ở
- A. Phổi.
- B. Bề mặt cơ thể.
- C. Mang.
- D. Cả A, B và C.
Câu 22: Tôm kiếm ăn vào lúc nào ?
- A. Chập tối.
- B. Ban đêm.
- C. Sáng sớm.
- D. Ban ngày.
Câu 23: Máu của nhện màu :
- A. Đỏ.
- B. Vàng.
- C. Xanh.
- D. Không màu sắc.
Câu 24: Cấu tạo ngoài của cá chép có các đặc điểm
- A. Thân cá hình thoi ngắn với đầu thành một khối vững chắc, có hai đôi râu, mắt không có mi
- B. Vảy là những tấm xương mỏng, xếp như ngói lợp, được phủ một lớp da tiết chất nhầy.
- C. Có các vây lưng, vây hậu môn, vây đuôi, vây ngực và vây bụng
- D. Cả A, B và C.
Câu 25: Cây thủy sinh có thủy tức bám (được coi là cây chỉ thị của chúng)
- A. Cây sen.
- B. Rong đuôi chó.
- C. Bèo tấm.
- D. Cả A, B và C.
Câu 26: Vỏ trai được hình thành từ
- A. Lớp sừng.
- B. Bờ vạt áo.
- C. Thân trai.
- D. Chân trai.
Câu 27: Máu thân mềm được lọc các chất bài tiết ở
- A. Dạ dày.
- B. Thận.
- C. Gan.
- D. Tim.
Câu 28: Bộ phận nào của tôm sông có tác dụng bắt mồi và bò:
- A. Chân hàm.
- B. Chân bơi.
- C. Chân ngực.
- D. Tấm lái.
Câu 29: Giun đất lưỡng tính nhưng thụ tinh theo hình thức
- A. Tự thụ tinh.
- B. Thụ tinh ngoài.
- C. Thụ tinh chéo.
- D. Cả A, B và C.
Câu 30: Tuyến độc nhện nằm ở
- A. Chân bò.
- B. Chân xúc giác.
- C. Kìm.
- D. Núm tuyến cơ.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì II (P4)
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì II (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 19: Một số Thân mềm khác
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 4: Trùng roi
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 35: Ếch đồng
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 8: Động vật và đời sống con người
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 5: Ngành chân khớp (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 49: Đa dạng của lớp Thú (tiếp). Bộ Dơi và bộ Cá voi
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Chim