Trắc nghiệm sinh học 7 học kì II (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 học kì II (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Chuột nhảy ở hoang mạc đới nóng có chân dài để:
- A. Đào bới thức ăn.
- B. Tìm nguồn nước
- C. Cơ thể cao so với mặt cát nóng và nhảy xa.
- D. Tìm bạn trong mùa sinh sản.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư có đuôi hoạt động về ban đêm.
- B. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư không chân hoạt động về ban đê.
- C. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư không đuôi hoạt động về ban ngày.
- D. Đa số các loài thuộc bộ Lưỡng cư không đuôi hoạt động về ban đêm.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sinh sản của ếch đồng?
- A. Ếch đồng đực có cơ quan giao phối, thụ tinh ngoài.
- B. Ếch đồng đực không có cơ quan giao phối, thụ tinh trong.
- C. Ếch đồng cái đẻ trứng, trứng được thụ tinh ngoài.
- D. Ếch đồng cái đẻ con, ếch đồng đực không có cơ quan giao phối.
Câu 4: Thằn lằn di chuyển bằng cách
- A. Thân và đuôi cử động liên tục.
- B. Thân và đuôi tỳ vào đất, thân và đuôi cử động liên tục, chi trước và chi sau tác động vào đất.
- C. Thân và đuôi tỳ vào đất.
- D. Chi trước và chi sau tác động vào đất.
Câu 5: Loài nào thụ tinh trong
- A. Cá chép.
- B. Châu chấu.
- C. Ếch.
- D. Trai sông.
Câu 6: Lớp mỡ rất dày ở chim cánh cụt có vai trò gì?
- A. Giúp chim giữ nhiệt cho cơ thể.
- B. Dự trữ năng lượng chống rét.
- C. Giúp chim dễ nổi khi lặn biển.
- D. Cả A và B đều đúng.
Câu 7: Động vật nào dưới đây là đại diện của bộ Guốc lẻ?
- A. Tê giác.
- B. Trâu.
- C. Cừu.
- D. Lợn.
Câu 8: Cấu tạo của chi sau của chim bồ câu gồm
- A. 1 ngón trước, 3 ngón sau, có vuốt.
- B. 2 ngón trước, 2 ngón sau, không vuốt.
- C. 3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt.
- D. 4 ngón trước, 1 ngón sau, không vuốt.
Câu 9: Động vật nào dưới đây có cơ quan di chuyển đã phân hóa thành chi phân đốt?
- A. Sán.
- B. Thủy tức.
- C. Sứa.
- D. Rết.
Câu 10: Tại sao thỏ hoang chạy không dai sức bằng thú ăn thịt song trong một số trường hợp chúng vẫn thoát khỏi nanh vuốt của con vật săn mồi?
- A. Vì thỏ chạy theo hình chữ Z khiến cho kẻ thù bị mất đà.
- B. Vì thỏ có khả năng nhảy rất cao vượt qua chướng ngại vật.
- C. Vì trong khi chạy, chân thỏ thường hất cát về phía sau.
- D. Vì thỏ có cơ thể nhỏ có thể trốn trong các hang hốc.
Câu 11: Động vật nào dưới đây có cơ thể chưa phân hóa thành các hệ cơ quan?
- A. Thủy tức.
- B. Trùng biến hình.
- C. Cá nheo.
- D. San hô.
Câu 12: Lưỡng cư sống ở
- A. Trên cạn.
- B. Dưới nước.
- C. Trong cơ thể động vật khác.
- D. Vừa ở cạn, vừa ở nước.
Câu 13: Đặc điểm nào dưới đây có ở rắn nước?
- A. Thường săn mồi vào ban đêm.
- B. Nguồn thức ăn chủ yếu là ếch nhái, cá.
- C. Vừa sống dưới nước, vừa sống trên cạn.
- D. Săn mồi cả ngày lẫn đêm.
Câu 14: Loại cá nào dưới đây không thuộc lớp Cá sụn?
- A. Cá nhám.
- B. Cá đuối.
- C. Cá thu.
- D. Cá toàn đầu.
Câu 15: Ở thỏ, lồng ngực được tạo thành từ sự gắn kết của
- A. xương cột sống, xương sườn và xương mỏ ác.
- B. xương sườn, xương đòn và xương mỏ ác.
- C. xương trụ, xương đòn và xương quay.
- D. xương đòn, đốt sống lưng và xương sườn.
Câu 16: Phát biểu nào dưới đây về chuột đồng nhỏ là sai ?
- A. Ăn tạp.
- B. Sống thành bầy đàn.
- C. Thiếu răng nanh.
- D. Đào hang chủ yếu bằng chi trước.
Câu 17: Trên Trái Đất, vi khuẩn và vi khuẩn lam xuất hiện lần đầu tiên cách đây khoảng
- A. 600 triệu năm.
- B. 3000 triệu năm.
- C. 4600 triệu năm.
- D. 5000 triệu năm.
Câu 18: Cho các đặc điểm sau:
(1): Răng mọc trong lỗ chân răng; (2): Tim 4 ngăn; (3): Hàm dài; (4): Trứng có lớp vỏ đá vôi.
Loài động vật nào dưới đây có tất cả những đặc điểm nêu trên?
- A. Rắn lục đuôi đỏ.
- B. Cá sấu Xiêm.
- C. Rùa núi vàng.
- D. Nhông Tân Tây Lan.
Câu 19: Phát biểu nào dưới đây về chim bồ câu là đúng?
- A. Có thận sau, không có bóng đái.
- B. Mỗi lứa đẻ khoảng 5 – 10 trứng, có vỏ đá vôi bao bọc.
- C. Chim mái có buồng trứng và ống dẫn trứng bên phải phát triển.
- D. Hệ thống túi khí phân nhánh gồm 8 túi len lỏi vào các hốc xương.
Câu 20: Phát biểu nào dưới đây về giới tính ở động vật là đúng?
- A. Nếu yếu tố cái có ở mọi cá thể thì được gọi là cá thể đơn tính.
- B. Nếu yếu tố đực có ở mọi cá thể thì được gọi là cá thể đơn tính.
- C. Nếu yếu tố đực và yếu tố cái có trên cùng một cá thể thì được gọi là cá thể lưỡng tính.
- D. Nếu yếu tố đực và yếu tố cái có trên hai cá thể khác nhau thì được gọi là cá thể lưỡng tính.
Câu 21: Chi sau của dơi ăn sâu bọ có đặc điểm gì?
- A. Tiêu biến hoàn toàn.
- B. To và khỏe.
- C. Nhỏ và yếu.
- D. Biến đổi thành vây.
Câu 22: Ống tiêu hoá của thằn lằn bao gồm:
- A. miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, gan, ruột già, hậu môn.
- B. miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.
- C. miệng, thực quản, dạ dày, túi mật, ruột, hậu môn.
- D. miệng, thực quản, dạ dày, gan, túi mật, ruột.
Câu 23: Phát biểu nào dưới đây về kanguru là sai?
- A. Con cái có tuyến sữa nhưng chưa có vú.
- B. Chi sau và đuôi to khỏe.
- C. Sống ở đồng cỏ châu Đại Dương.
- D. Con sơ sinh sống trong túi da ở bụng mẹ.
Câu 24: Tiêu chí nào dưới đây biểu thị sự đa dạng sinh học?
- A. Số lượng loài trong quần thể.
- B. Số lượng cá thể trong quần xã.
- C. Số lượng loài.
- D. Số lượng cá thể trong một loài.
Câu 25: Bộ Lưỡng cư nào có số lượng loài lớn nhất
- A. Bộ Lưỡng cư có đuôi.
- B. Bộ Lưỡng cư không đuôi.
- C. Bộ Lưỡng cư không chân.
- D. Bộ Lưỡng cư có chân.
Câu 26: Cho các lớp động vật sau : (1) : Lớp Lưỡng cư ; (2) : Lớp Chim ; (3) : Lớp Thú ; (4) : Lớp Bò sát ; (5) : Lớp Cá sụn.
Hãy sắp xếp các lớp trên theo chiều hướng tiến hóa.
- A. (5) → (1) → (4) → (2) → (3).
- B. (5) → (4) → (1) → (2) → (3).
- C. (5) → (4) → (1) → (3) → (2).
- D. (1) → (5) → (4) → (2) → (3).
Câu 27: Động vật nào dưới đây hô hấp bằng phổi và hệ thống túi khí?
- A. Thằn lằn.
- B. Ếch đồng.
- C. Chim bồ câu.
- D. Thỏ hoang.
Câu 28: Trong hệ tuần hoàn của cá chép, những loại mạch nào dưới đây luôn vận chuyển máu nghèo ôxi?
- A. Các mao mạch ở các cơ quan và động mạch chủ lưng.
- B. Động mạch chủ lưng và động mạch chủ bụng.
- C. Động mạch chủ lưng và tĩnh mạch bụng.
- D. Động mạch chủ bụng và tĩnh mạch bụng.
Câu 29: Động vật nào dưới đây không có răng?
- A. Cá mập voi.
- B. Chó sói lửa.
- C. Dơi ăn sâu bọ.
- D. Cá voi xanh.
Câu 30: Trong vòng tuần hoàn của thằn lằn, máu ở đâu là máu đỏ tươi?
- A. Động mạch chủ.
- B. Động mạch phổi.
- C. Tĩnh mạch phổi.
- D. Tĩnh mạch chủ.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì I (P5)
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 6: Ngành động vật có xương (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 48: Đa dạng của lớp Thú. Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 7: Sự tiến hóa của động vật
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 55: Tiến hóa về sinh sản
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 18: Trai sông