Trắc nghiệm sinh học 7 chương 6: Ngành động vật có xương (P2)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 7 chương 6: Ngành động vật có xương (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Vây lẻ của cá chép gồm có :
- A. vây lưng, vây bụng và vây đuôi.
- B. vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi.
- C. vây hậu môn, vây đuôi và vây ngực.
- D. vây ngực, vây bụng và vây đuôi.
Câu 2: Loài nào dưới đây là đại diện lớp Cá?
- A. Cá đuối bông đỏ.
- B. Cá nhà táng lùn.
- C. Cá sấu sông Nile.
- D. Cá cóc Tam Đảo.
Câu 3: Vai trò của các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt) của ếch là
- A. Giúp hô hấp trong nước dễ dàng
- B. Khi bơi ếch vừa thở vừa quan sát
- C. Giảm sức cản của nước khi bơi
- D. Tạo thành chân bơi để đẩy nước
Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sinh sản của ếch đồng?
- A. Ếch đồng đực có cơ quan giao phối, thụ tinh ngoài.
- B. Ếch đồng đực không có cơ quan giao phối, thụ tinh trong.
- C. Ếch đồng cái đẻ trứng, trứng được thụ tinh ngoài.
- D. Ếch đồng cái đẻ con, ếch đồng đực không có cơ quan giao phối.
Câu 5: Loài Lưỡng cư nào thiếu chi, có thân dài giống như giun, có tập tính chui luồn
- A. Ễnh ương
- B. Ếch giun
- C. Ếch đồng
- D. Cóc nhà
Câu 6: Trong các đại diện sau, đại diện nào không thuộc lớp Lưỡng cư?
- A. Cá chuồn.
- B. Cá cóc Tam Đảo.
- C. Cá cóc Nhật Bản.
- D. Ễnh ương.
Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Ngỗng?
- A. Chân to, móng cùn, chân con trống có cựa.
- B. Bơi giỏi, bắt mồi dưới nước, đi lại vụng về trên cạn.
- C. Cánh dài, phủ lông mềm mại.
- D. Mỏ khỏe, quặp, sắc, nhọn.
Câu 8: Hệ hô hấp của thỏ gồm
- A. Khí quản, phổi
- B. Da, phổi
- C. Phế quản, khí quản
- D. Khí quản, phế quản và phổi
Câu 9: Tai thỏ rất thính, có vành tai dài, lớn để
- A. Giữ nhiệt cho cơ thể
- B. Giảm trọng lượng
- C. Định hướng âm thanh phát hiện kẻ thù
- D. Bảo vệ mắt
Câu 10: Phát biểu nào sau đây về thằn lằn bóng đuôi dài là đúng?
- A. Không có mi mắt thứ ba.
- B. Không có đuôi.
- C. Da khô, có vảy sừng bao bọc.
- D. Vành tai lớn.
Câu 11: Thằn lằn cái đẻ bao nhiêu trứng
- A. 1 trứng
- B. 2 trứng
- C. 5 – 10 trứng
- D. 15 – 20 trứng
Câu 12: Ống tiêu hoá của thằn lằn bao gồm:
- A. miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, gan, ruột già, hậu môn.
- B. miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.
- C. miệng, thực quản, dạ dày, túi mật, ruột, hậu môn.
- D. miệng, thực quản, dạ dày, gan, túi mật, ruột.
Câu 13: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Cá sấu?
- A. Da ẩm ướt, không có vảy sừng.
- B. Hàm rất dài, có nhiều răng lớn mọc trong lỗ chân răng.
- C. Có mai và yếm.
- D. Trứng có màng sai bao bọc.
Câu 14: Đuôi ở chim bồ câu có vai trò gì?
- A. Bánh lái, định hướng bay cho chim.
- B. Làm giảm sức cản không khí khi bay.
- C. Cản không khí khi ấy.
- D. Tăng diện tích khi bây.
Câu 15: Số túi khí trong hệ thống túi khí của chim bồ câu là
- A. 9 túi.
- B. 8 túi.
- C. 7 túi.
- D. 6 túi.
Câu 16: Phát biểu nào dưới đây về kanguru là đúng?
- A. Con non bú sữa chủ động trong lỗ sinh dục.
- B. Có chi sau và đuôi to khỏe.
- C. Con cái có vú nhưng chưa có tuyến sữa.
- D. Vừa sống ở nước ngọt, vừa sống ở trên cạn.
Câu 17: Phát biểu nào dưới đây về cá voi là sai?
- A. Bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.
- B. Chi sau biến đổi thành vây lưng và vây đuôi.
- C. Sống chủ yếu ở biển ôn đới và biển lạnh.
- D. Sinh sản trong nước và nuôi con bằng sữa mẹ.
Câu 18: Đặc điểm răng của bộ Ăn sâu bọ phù hợp ăn sâu bọ là
- A. Các răng đều nhọn
- B. Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm
- C. Răng cửa lớn, răng hàm kiểu nghiền
- D. Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bên, sắc
Câu 19: Cách bắt mồi của hổ là
- A. Tìm mồi
- B. Lọc nước lấy mồi
- C. Rình mồi, vồ mồi
- D. Đuổi mồi, bắt mồi
Câu 20: Phát biểu nào dưới đây về đặc điểm của bộ Linh trưởng là đúng?
- A. Ăn thực vật là chính.
- B. Sống chủ yếu ở dưới đất.
- C. Bàn tay, bàn chân có 4 ngón.
- D. Đi bằng bàn tay.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 5: Ngành chân khớp (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 6: Ngành động vật có xương (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 5: Ngành chân khớp (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 13: Giun đũa
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 54: Tiến hóa về tổ chức cơ thể
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 26: Châu chấu
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 41: Chim bồ câu
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo)
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 1: Ngành động vật nguyên sinh