Trắc nghiệm sinh học 7 học kì II (P4)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 học kì II (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Những loài động vật thuộc lớp thú?
- A. Dơi, đà điểu.
- B. Dơi, cá mập.
- C. Cá voi, cá mập.
- D. Cá heo, cá voi.
Câu 2: Hệ thống túi khí của chim bồ câu có mấy túi?
- A. 6 .
- B. 7.
- C. 8.
- D. 9.
Câu 3: Điểm khác biệt trong hệ tuần hoàn thằn lằn so với ếch là gì?
- A. Tâm thất có vách hụt, giảm bớt sự pha trộn máu.
- B. Tâm thất có hai vách hụt, máu ít bị pha hơn.
- C. Tâm nhĩ có vách hụt, máu pha giảm.
- D. Tâm nhĩ có một vách hụt, máu không bị pha.
Câu 4: Đại diện nào sau đây trong lớp lưỡng cư có vai trò chữa bệnh kinh giật?
- A. Ếch đồng.
- B. Ễnh ương.
- C. Cóc (nhựa).
- D. Nhái.
Câu 5: Nơi có sự đa dạng sinh học cao nhất là:
- A. Cánh đồng lúa.
- B. Đồi trống.
- C. Biển.
- D. Rừng nhiệt đới.
Câu 6: Có cơ hoành là đặc điểm của loài nào?
- A. Ếch đồng.
- B. Thằn lằn.
- C. Thỏ.
- D. Chim bồ câu.
Câu 7: Ngành động vật nào dưới đây có cơ quan phân hóa phức tạp nhất?
- A. Chân khớp.
- B. Ruột khoang.
- C. Động vật nguyên sinh.
- D. Động vật có xương sống.
Câu 8: Thời xưa, khi phương tiện liên lạc còn chưa phát triển, con người thường nhờ động vật nào sau đây làm phương tiện đưa thư. Hay chúng còn được mệnh danh là các “ bưu tá viên”?
- A. Bồ câu.
- B. Chim ưng.
- C. Chim đại bàng.
- D. Chim sẻ.
Câu 9: Tập tính tự vệ của cóc tía, nhái bầu khi gặp kẻ thù là:
- A. Dọa nạt.
- B. Ẩn nấp.
- C. Trốn chạy.
- D. Giải chết.
Câu 10: Tai thỏ thính, vành rộng cử động được có tác dụng:
- A. Thăm dò thức ăn và tìm hiểu môi trường.
- B. Định hướng âm thanh, sớm phát hiện kẻ thù.
- C. Che chở và giữ nhiệt cho cơ thể.
- D. Giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi.
Câu 11: Các lớp động vật có hệ tuần hoàn hoàn thiện nhất là:
- A. Bò sát và lớp thú.
- B. Lưỡng cư và lớp thú.
- C. Chim và lớp thú.
- D. Lưỡng cư và lớp chim.
Câu 12: Những loài động vật nào sau đây là động vật biến nhiệt, đẻ trứng?
- A. Chim bồ câu, thỏ, cá sấu.
- B. Thỏ, cá chép, ếch đồng.
- C. Cá chép, ếch đồng, rắn ráo.
- D. Ếch đồng, cá chép, chim bồ câu.
Câu 13: Ốc xà cừ được xếp vào cấp độ đe dọa tuyệt chủng nào của động vật quý hiếm?
- A. Rất nguy cấp.
- B. Nguy cấp.
- C. Ít nguy cấp.
- D. Sẽ nguy cấp.
Câu 14: Nếu tiêu diệt chim sâu và ếch thì sẽ ảnh hưởng đến:
- A. Số lượng sâu giảm, năng suất lúa tăng.
- B. Số lượng sâu tăng, năng suất lúa giảm.
- C. Số lượng sâu tăng, năng suất lúa tăng.
- D. Số lượng sâu giảm, năng suất lúa giảm.
Câu 15: Tim của cá sấu có mấy ngăn?
- A. 1 ngăn.
- B. 4 ngăn.
- C. 2 ngăn.
- D. 3 ngăn.
Câu 16: Không thuộc các biện pháp đấu tranh sinh học là sử dụng:
- A.Thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật gây hại.
- B. Thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng sâu hại.
- C. Sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để tiêu diệt sâu hại.
- D. Vi khuẩn lây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại.
Câu 17: Sự sinh sản của ếch giống cá ở điểm nào?
- A. Thụ tinh ngoài.
- B. Thụ tinh trong.
- C. Có hiện tượng ghép đôi.
- D. Không có hiện tượng ghép đôi.
Câu 18: Khi làm chuồng cho thỏ không nên làm bằng tre gỗ vì :
- A. Thỏ gặm nhấm.
- B. Thỏ không thích mùi tre, gỗ.
- C. Cơ thể thỏ không lớn.
- D. Cả A, B, C đúng.
Câu 19: Một số thằn lằn (thạch sùng, tắc kè) bị kẻ thù túm lấy đuôi, nó thoát thân được là nhờ:
- A. Đuôi có chất độc.
- B. Đuôi trơn bóng, luôn tì sát xuống đất.
- C. Tự ngắt được đuôi.
- D. Cấu tạo đuôi càng về sau càng nhỏ.
Câu 20: Kiểu bay của chim bồ câu là:
- A. Bay vỗ cánh.
- B. Bay lượn.
- C. Bay thấp.
- D. Bay cao
Câu 21: Động vật nào dưới đây là đại diện của bộ Guốc chẵn?
- A. tê giác.
- B. voi.
- C. ngựa.
- D. cừu.
Câu 22: Thỏ đào hang bằng bộ phận nào?
- A. chi sau.
- B. chi trước.
- C. đuôi.
- D. răng.
Câu 23: Vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng?
- A. Vì vùng nhiệt đới có địa hình bằng phẳng nên thu hút nhiều loài sinh vật đến sinh sống.
- B. Vì vùng nhiệt đới xuất hiện đầu tiên trong quá trình hình thành lục địa trên Trái Đất nên số lượng loài sinh vật phong phú hơn các khu vực khác.
- C. Vì môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm, nền nhiệt tương đối ổn định nên thích hợp cho sự tồn tại và phát triển của nhiều loài sinh vật.
- D. Các phương án trên đều đúng.
Câu 24: Hoạt động hô hấp của thằn lằn
- A. Xuất hiện cơ bên sườn.
- C. Xuất hiện vách ngăn.
- B. Xuất hiện cơ hoàn.
- D. Xuất hiện phổi.
Câu 25: Đa dạng sinh học ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng rất thấp vì:
- A. Động vật ngủ đông nhiều.
- B. Sinh sản ít.
- C. Khí hậu rất khắc nghiệt.
- D. Động vật di cư hết.
Câu 26: Qua cây phát sinh giới động vật, ta thấy được mức độ …………. giữa các nhóm động vật với nhau.
- A. Quan hệ về giao phối.
- B. Quan hệ họ hàng.
- C. Quan hệ về môi trường sống.
- D. Quan hệ về thức ăn.
Câu 27: Cá voi được xếp vào lớp Thú vì:
- A. Hô hấp bằng phổi, sống trong nước.
- B. Hô hấp bằng phổi, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
- C. Hô hấp bằng phổi, kích thước cơ thể lớn.
- D. Hô hấp bằng phổi, không có răng.
Câu 28: Để bảo vệ động vật quý hiếm chúng ta cần phải làm gì?
- A. Nuôi để khi thác động vật qúy hiếm.
- B. Săn tìm động vật quý hiếm.
- C. Đưa động vật quý hiếm về nuôi trong gia đình.
- D. Nhân giống động vật quý hiếm trong vườn quốc gia.
Câu 29: Các thú thuộc bộ guốc chẵn có đặc điểm chung gì?
- A. Có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau.
- B. Có 3 ngón chân giữa phát triển bằng nhau.
- C. Có 4 ngón chân giữa phát triển bằng nhau.
- D. Có 5 ngón chân giữa phát triển bằng nhau.
Câu 30: Trong sự tiến hóa về các hình thức sinh sản thì ……….. có ưu thế hơn.
- A. Sinh sản mọc chồi.
- B. Sinh sản vô tính.
- C. Sinh sản phân đôi.
- D. Sinh sản hữu tính.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 13: Giun đũa
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 15: Giun đất
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 60: Động vật quý hiếm
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 4: Các ngành thân mềm
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 5: Trùng biến hình và trùng giày
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Chim
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 26: Châu chấu
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 6: Ngành động vật có xương (P5)
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 1: Ngành động vật nguyên sinh