Trắc nghiệm sinh học 7 học kì I (P4)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 học kì I (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trong các động vật nguyên sinh sau, động vật nào có cấu tạo đơn giản nhất?
- A. Trùng roi.
- B. Trùng biến hình.
- C. Trùng giày.
- D. Trùng bánh xe.
Câu 2: Ở thuỷ tức đực, tinh trùng được hình thành từ
- A. tuyến hình cầu.
- B. tuyến sữa.
- C. tuyến hình vú.
- D. tuyến bã.
Câu 3: Đặc điểm nào ở đỉa giúp chúng thích nghi với lối sống bán kí sinh ?
- A. Các sợi tơ tiêu giảm.
- B. Ống tiêu hóa phát triển các manh tràng để chứa máu.
- C. Giác bám phát triển để bám vào vật chủ.
- D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây về trai sông là sai?
- A. Trai sông là động vật lưỡng tính.
- B. Trai cái nhận tinh trùng của trai đực qua dòng nước.
- C. Phần đầu cơ thể tiêu giảm.
- D. Ấu trùng sống bám trên da và mang cá.
Câu 5: Các sắc tố trên vỏ tôm sông có ý nghĩa như thế nào?
- A. Tạo ra màu sắc rực rỡ giúp tôm đe dọa kẻ thù.
- B. Thu hút con mồi lại gần tôm.
- C. Là tín hiệu nhận biết đực cái của tôm.
- D. Giúp tôm ngụy trang để lẩn tránh kẻ thù.
Câu 6: Các giác quan quan trọng ở cá là
- A. Đuôi và cơ quan đường bên.
- B. Mắt và hai đôi râu.
- C. Mắt, mũi và cơ quan đường bên.
- D. Mắt và hai đôi râu và cơ quan đường bên.
Câu 7: Cơ thể ruột khoang có kiểu đối xứng nào?
- A. Đối xứng toả tròn.
- B. Đối xứng hai bên.
- C. Đối xứng lưng – bụng.
- D. Đối xứng trước – sau.
Câu 8: Động vật nào dưới đây không sống ở biển?
- A. Rận nước.
- B. Cua nhện.
- C. Mọt ẩm.
- D. Tôm hùm.
Câu 9: Vai trò của lớp cuticun đối với giun tròn là
- A. giúp thẩm thấu chất dinh dưỡng.
- B. tạo ra vỏ ngoài trơn nhẵn.
- C. tăng khả năng trao đổi khí.
- D. bảo vệ giun tròn khỏi sự tiêu huỷ của các dịch tiêu hoá.
Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây giúp cho các tập tính của thân mềm phát triển hơn hẳn giun đốt?
- A. Thần kinh, hạch não phát triển.
- B. Di chuyển tích cực.
- C. Môi trường sống đa dạng.
- D. Có vỏ bảo vệ.
Câu 11: Vòng đời của sán lá gan có đặc điểm nào dưới đây?
- A. Thay đổi nhiều vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng.
- B. Trứng, ấu trùng và kén có hình dạng giống nhau.
- C. Sán trưởng thành kết bào xác vào mùa đông.
- D. Ấu trùng sán có khả năng hoá sán trưởng thành cao.
Câu 12: Tập tính sinh sản của cá chép như thế nào?
- A. Cá cái trong mùa sinh sản, đẻ trứng nhiều khoảng 10-20 vạn trứng vào cây cỏ thủy sinh.
- B. Cá chép đực bơi sau tưới tinh dịch chưa tinh trùng thụ tinh cho trứng.
- C. Trứng thụ tinh phát triển thành phôi.
- D. Cả A, B và C.
Câu 13: Đặc điểm chung nổi bật nhất ở các đại diện ngành Giun dẹp là gì?
- A. Ruột phân nhánh.
- B. Cơ thể dẹp.
- C. Có giác bám.
- D. Mắt và lông bơi tiêu giảm.
Câu 14: Hình thức sinh sản chủ yếu của trùng roi xanh là
- A. mọc chồi.
- B. phân đôi.
- C. đẻ con.
- D. tạo bào tử.
Câu 15: Trai sông và ốc vặn giống nhau ở đặc điểm nào dưới đây?
- A. Nơi sinh sống.
- B. Khả năng di chuyển.
- C. Kiểu vỏ.
- D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 16: Ngành ruột khoang có khoảng bao nhiêu loài?
- A. 5 nghìn loài
- B. 10 nghìn loài
- C. 15 nghìn loài
- D. 20 nghìn loài
Câu 17: Ở nhện, bộ phận nào dưới đây nằm ở phần bụng ?
- A. Các núm tuyến tơ.
- B. Các đôi chân bò.
- C. Đôi kìm.
- D. Đôi chân xúc giác.
Câu 18: Tập hợp nào sau đây gồm các đại diện của ngành Giun tròn?
- A. Đỉa, giun đất.
- B. Giun kim, giun đũa.
- C. Giun đỏ, vắt.
- D. Lươn, sá sùng.
Câu 19: Lớp Hình nhện có khoảng bao nhiêu loài ?
- A. 3600 loài.
- B. 20000 loài.
- C. 36000 loài.
- D. 360000 loài.
Câu 20: Động vật nào dưới đây sống ở biển, có 8 tua và mai lưng tiêu giảm?
- A. Bạch tuộc.
- B. Sò.
- C. Mực.
- D. Ốc sên.
Câu 21: Vì sao cá chép thường đẻ trứng với số lượng lớn?
- A. Vì môi trường ngoài có nhiều yếu tố bất lợi nên cá đẻ nhiều trứng để tăng khả năng thụ tinh.
- B. Vì trong điều kiện môi trường bất lợi thì trứng sẽ kết bào xác, sau đó bào xác bị huỷ hoại dần.
- C. Vì trong điều kiện môi trường bất lợi thì trứng sẽ kết bào xác, sau đó bào xác bị huỷ hoại dần.
- D. Vì hiệu suất thụ tinh của cá chép rất cao.
Câu 22: Đặc điểm của hệ thần kinh của thuỷ tức là
- A. Hệ thần kinh hình lưới.
- B. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
- C. Hệ thần kinh dạng ống.
- D. Hệ thần kinh phân tán, chưa phát triển.
Câu 23: Trùng sốt rét lây nhiễm sang cơ thể người qua vật chủ trung gian nào?
- A. Muỗi Anôphen (Anopheles)
- B. Muỗi Mansonia.
- C. Muỗi Culex.
- D. Muỗi Aedes.
Câu 24: Giun đũa gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người?
- A. Hút chất dinh dưỡng ở ruột non, giảm hiệu quả tiêu hóa, làm cơ thể suy nhược.
- B. Số lượng lớn sẽ làm tắc ruột, tắc ống dẫn mật, gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
- C. Sinh ra độc tố gây hại cho cơ thể người.
- D. Cả A và B đều đúng.
Câu 25: Ở tôm sông, bộ phận nào có chức năng bắt mồi và bò?
- A. Chân bụng.
- B. Chân hàm.
- C. Chân ngực.
- D. Râu.
Câu 26: Trứng giun đũa xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu thông qua đường nào?
- A. Đường tiêu hoá.
- B. Đường hô hấp.
- C. Đường bài tiết nước tiểu.
- D. Đường sinh dục.
Câu 27: Có bao nhiêu biện pháp phòng chống giun kí sinh trong cơ thể người trong số những biện pháp dưới đây?
1. Uống thuốc tẩy giun định kì.
2. Không đi chân không ở những vùng nghi nhiễm giun.
3. Không dùng phân tươi bón ruộng.
4. Rửa rau quả sạch trước khi ăn và chế biến.
5. Rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Số ý đúng là
- A. 5
- B. 4
- C. 3
- D. 2.
Câu 28: Phương pháp tự vệ của trai là
- A. tiết chất độc từ áo trai.
- B. phụt mạnh nước qua ống thoát.
- C. co chân, khép vỏ.
- D. Cả A và C đều đúng.
Câu 29: Loài nào dưới đây là đại diện lớp Cá?
- A. Cá đuối bông đỏ.
- B. Cá nhà táng lùn.
- C. Cá sấu sông Nile.
- D. Cá cóc Tam Đảo.
Câu 30: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những đại diện của ngành Giun đốt?
- A. Rươi, giun móc câu, sá sùng, vắt, giun chỉ.
- B. Giun đỏ, giun chỉ, sá sùng, đỉa, giun đũa.
- C. Rươi, giun đất, sá sùng, vắt, giun đỏ.
- D. Giun móc câu, bông thùa, đỉa, giun kim, vắt.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 60: Động vật quý hiếm
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 13: Giun đũa
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 54: Tiến hóa về tổ chức cơ thể
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 57: Đa dạng sinh học
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 11: Sán lá gan
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 41: Chim bồ câu