Trắc nghiệm sinh học 7 chương 6: Ngành động vật có xương (P3)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 7 chương 6: Ngành động vật có xương (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Thụ tinh ngoài là
- A. Là hiện tượng đẻ trứng ở môi trường nước
- B. Là hiện tượng thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể
- C. Là hiện tượng thụ tinh xảy ra bên trong cơ thể
- D. Là hiện tượng con đực bơi theo sau con cái
Câu 2: Phát biểu nào sau đây về thằn lằn bóng đuôi dài là đúng?
- A. Ưa sống nơi ẩm ướt.
- B. Hoạt động chủ yếu vào ban ngày, con mồi chủ yếu là sâu bọ.
- C. Là động vật hằng nhiệt.
- D. Thường ngủ hè trong các hang đất ẩm ướt.
Câu 3: Mắt của thằn lằn có mấy mi?
- A. 1 mi
- B. 2 mi
- C. 3 mi
- D. 4 mi
Câu 4: Khi trốn kẻ thù, thỏ chạy
- A. Theo đường thẳng
- B. Theo đường zíc zắc
- C. Theo đường tròn
- D. Theo đường elip
Câu 5: Trong đời sống con người, vai trò quan trọng nhất của cá là gì?
- A. Là nguồn dược liệu quan trọng.
- B. Là nguồn thực phẩm quan trọng.
- C. Làm phân bón hữu cơ cho các loại cây công nghiệp.
- D. Tiêu diệt các động vật có hại.
Câu 6: Những đặc điểm nào của cá giúp nó thích nghi với đời sống dưới nước
- A. Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang
- B. Có 1 vòng tuần hoàn, tim hai ngăn
- C. Thụ tinh ngoài và là động vật biến nhiệt
- D. Tất cả các đặc điểm trên đều đúng
Câu 7: Phát biểu nào sau đây về ếch đồng là đúng?
- A. Phát triển không qua biến thái.
- B. Sinh sản mạnh vào mùa đông.
- C. Nguồn thức ăn chính là rêu và tảo.
- D. Đẻ trứng và thụ tinh ngoài.
Câu 8: Bộ Lưỡng cư có đuôi có đặc điểm
- A. Hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau
- B. Hai chi sau dài hơn hai chi trước
- C. Thiếu chi
- D. Hai chi trước dài hơn hai chi sau
Câu 9: Hiện nay, trên thế giới có khoảng bao nhiêu loài lưỡng cư?
- A. 4000
- B. 5000
- C. 6000
- D. 7000
Câu 10: Thằn lằn di chuyển bằng cách
- A. Thân và đuôi cử động liên tục
- B. Thân và đuôi tỳ vào đất
- C. Thân và đuôi tỳ vào đất, thân và đuôi cử động liên tục, chi trước và chi sau tác động vào đất
- D. Chi trước và chi sau tác động vào đất
Câu 11: Thú mỏ vịt thường làm tổ ấp trứng
- A. ở trong cát.
- B. bằng lông nhổ ra từ quanh vú.
- C. bằng đất khô.
- D. bằng lá cây mục.
Câu 12: Loài nào là loài lớn nhất trong giới Động vật
- A. Cá heo
- B. Cá voi xanh
- C. Gấu
- D. Voi
Câu 13: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Cá sấu?
- A. Có mai và yếm.
- B. Hàm rất dài, có nhiều răng lớn mọc trong lỗ chân răng.
- C. Trứng có màng dai bao bọc.
- D. Da ẩm ướt, không có vảy sừng.
Câu 14: Loài nào dưới đây có răng mọc trong lỗ chân răng?
- A. Cá sấu Xiêm.
- B. Rắn Taipan nội địa.
- C. Rùa núi vàng.
- D. Tắc kè.
Câu 15: Đặc điểm của kiểu bay vỗ cánh là
- A. Cánh dang rộng mà không đập
- B. Cánh đập chậm rãi và không liên tục
- C. Bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió
- D. Cánh đập liên tục
Câu 16: Ngoài vai trò dự trữ khí cho hô hấp, hệ thống túi khí ở chim bồ câu có vai trò gì?
- A. Giảm khối lượng riêng của chim, thích nghi với đời sống bay lượn.
- B. Giúp giảm ma sát giữa các nội quan với nhau khi bay.
- C. Giúp giữ ấm cơ thể chim.
- D. Giúp hạn chế sức cản của không khí khi hạ cánh.
Câu 17: Nhóm Chim chạy có những đặc điểm nào thích nghi với tập tính chạy
- A. Lông nhỏ, ngắn và dày, không thấm nước
- B. Chân ngắn, 4 ngón, có màng bơi
- C. Cánh phát triển, chân có 4 ngón
- D. Chân cao, to, khỏe, có 2 hoặc 3 ngón.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây về thỏ là sai?
- A. Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
- B. Hàm răng thiếu răng nanh.
- C. Bán cầu não và tiểu não phát triển.
- D. Sự thông khí ở phổi nhờ sự nâng hạ của thềm miệng.
Câu 19: Loài thú nào dưới đây không thuộc bộ Gặm nhấm ?
- A. Thỏ rừng châu Âu.
- B. Nhím đuôi dài.
- C. Sóc bụng đỏ.
- D. Chuột đồng nhỏ.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 53: Môi trường và sự vận động, di chuyển
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 11: Sán lá gan
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì I (P5)
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì II (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 31: Cá chép
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 8: Thủy tức
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 41: Chim bồ câu
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 6: Ngành động vật có xương (P4)