Trắc nghiệm sinh học 7 chương 5: Ngành chân khớp (P2)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 7 chương 5: Ngành chân khớp (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Vỏ tôm được cấu tạo bằng
- A. kitin.
- B. xenlulôzơ.
- C. keratin.
- D. collagen.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Hầu hết các giáp xác đều có hại cho con người.
- B. Các giáp xác nhỏ trong ao, hồ, sông, biển là nguồn thức ăn quan trọng của nhiều loài cá.
- C. Giáp xác chỉ sống được trong môi trường nước.
- D. Chân kiếm sống tự do là thủ phạm gây chết cá hàng loạt.
Câu 3: Những loài giáp xác nào dưới đây có hại cho động vật và con người?
- A. Sun và chân kiếm kí sinh
- B. Cua nhện và sun
- C. Sun và rận nước
- D. Rận nước và chân kiếm kí sinh
Câu 4: Chân hàm ở tôm sông có chức năng gì?
- A. Bắt mồi và bò.
- B. Giữ và xử lý mồi.
- C. Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng.
- D. Lái và giúp tôm giữ thăng bằng.
Câu 5: Giáp xác có vai trò như thế nào trong đời sống con người?
- A. Làm nguồn nhiên liệu thay thế cho các khí đốt.
- B. Được dùng làm mỹ phẩm cho con người.
- C. Là chỉ thị cho việc nghiên cứu địa tầng.
- D. Là nguồn thực phẩm quan trọng của con người.
Câu 6: Ở cua, giáp đầu – ngực chính là
- A. mai
- B. tấm mang
- C. càng.
- D. mắt.
Câu 7: Hoạt động cung cấp ôxi và thức ăn cho các tế bào và các cơ quan của châu chấu là do
- A. Sự nâng lên hạ xuống của các cơ ngực
- B. Hệ thống ống khí từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng
- C. Hệ thống ống khí từ các lỗ thở ở hai bên thành ngực
- D. Sự phát triển của hệ tuần hoàn
Câu 8: Tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần?
- A. Vì lớp vỏ mất dần canxi, không còn khả năng bảo vệ.
- B. Vì chất kitin được tôm tiết ra phía ngoài liên tục.
- C. Vì lớp vỏ cứng rắn cản trở sự lớn lên của tôm.
- D. Vì sắc tố vỏ ở tôm bị phai, nếu không lột xác thì tôm sẽ mất khả năng nguỵ trang.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây về tôm sông là sai?
- A. Là động vật lưỡng tính.
- B. Phần đầu và phần ngực gắn liền nhau.
- C. Phát triển qua giai đoạn ấu trùng.
- D. Vỏ được cấu tạo bằng kitin, có ngấm thêm canxi.
Câu 10: Vì sao nói châu chấu là loại sâu bọ gây hại cho cây trồng
- A. Vì chúng gây bệnh cho cây trồng
- B. Vì chúng hút nhựa cây
- C. Vì chúng cắn đứt hết rễ cây
- D. Vì chúng gặm chồi non và lá cây
Câu 11: Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển?
- A. Vì hệ thống ống khí phát triển mạnh và chèn ép hệ tuần hoàn.
- B. Vì hệ thống ống khí phát triển giúp phân phối chất dinh dưỡng, giảm tải vai trò của hệ tuần hoàn.
- C. Vì hệ tuần hoàn không thực hiện chức năng cung cấp ôxi do đã có hệ thống ống khí đảm nhiệm.
- D. Vì hệ thống ống khi đã đảm nhiệm tất cả các chức năng của hệ tuần hoàn.
Câu 12: Điền số liệu thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau: Lớp Giáp xác có khoảng … loài.
- A. 10 nghìn
- B. 20 nghìn
- C. 30 nghìn
- D. 40 nghìn
Câu 13: Khi rình mồi, nếu có sâu bọ sa lưới, lập tức nhện thực hiện các thao tác :
(1): Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi.
(2): Nhện hút dịch lỏng ở con mồi.
(3): Nhện ngoạm chặt mồi, tiết nọc độc.
(4): Trói chặt mồi rồi treo vào lưới một thời gian.
Hãy sắp xếp các thao tác trên theo trình tự hợp lí.
- A. (3) → (2) → (1) → (4).
- B. (2) → (4) → (1) → (3).
- C. (3) → (1) → (4) → (2).
- D. (2) → (4) → (3) → (1).
Câu 14: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau :
Ở phần bụng của nhện, phía trước là …(1)…, ở giữa là …(2)… lỗ sinh dục và phía sau là …(3)….
- A. (1) : một khe thở ; (2) : hai ; (3) : các núm tuyến tơ
- B. (1) : đôi khe thở ; (2) : một ; (3) : các núm tuyến tơ
- C. (1) : các núm tuyến tơ ; (2) : hai ; (3) : một khe thở
- D. (1) : các núm tuyến tơ ; (2) : một ; (3) : đôi khe thở
Câu 15: Nhện nhà có bao nhiêu đôi chân bò ?
- A. 1.
- B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 16: Trong lớp Hình nhện, đại diện nào dưới đây vừa có hại, vừa có lợi cho con người ?
- A. Ve bò.
- B. Nhện nhà.
- C. Bọ cạp.
- D. Cái ghẻ.
Câu 17: Đặc điểm nào KHÔNG phải là đặc điểm chung nổi bật của sâu bọ
- A. Hô hấp bằng hệ thống ống khí
- B. Cơ thể sâu bọ có ba phần: đầu, ngực, bụng
- C. Vỏ cơ thể bằng kitin vừa là bộ xương ngoài vừa là chiếc áo ngụy trang của chúng.
- D. Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh
Câu 18: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những chân khớp có tập tính dự trữ thức ăn?
- A. Tôm sông, nhện, ve sầu.
- B. Kiến, nhện, tôm ở nhờ.
- C. Kiến, ong mật, nhện.
- D. Ong mật, tôm sông, tôm ở nhờ.
Câu 19: Chân khớp nào có hại với con người
- A. Tôm
- B. Tép
- C. Mọt hại gỗ
- D. Ong mật
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 54: Tiến hóa về tổ chức cơ thể
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 2: Ngành ruột khoang
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 4: Trùng roi
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 5: Ngành chân khớp (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 22: Tôm sông
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 8: Thủy tức
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 19: Một số Thân mềm khác
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 3: Các ngành giun (P2)