Trắc nghiệm sinh học 7 chương 6: Ngành động vật có xương (P4)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 7 chương 6: Ngành động vật có xương (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây giúp cá chép giảm sức cản của nước khi di chuyển ?
- A. Thân thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân.
- B. Vẩy có da bao bọc, trong da có nhiều tuyến tiết chất nhầy.
- C. Vây cá có tia vây được căng bởi da mỏng.
- D. Mắt không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước.
Câu 2: Những lợi ích của cá là
- A. Cung cấp thực phẩm cho con người, làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp
- B. Là thức ăn cho các động vật khác
- C. Diệt muỗi, sâu bọ có hại cho lúa và làm cảnh
- D. Tất cả các lợi ích trên đều đúng
Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây không có thằn lằn bóng đuôi dài?
- A. Vảy sừng xếp lớp.
- B. Màng nhĩ nằm trong hốc tai ở hai bên đầu.
- C. Bàn chân gồm có 4 ngón, không có vuốt.
- D. Mắt có mi cử động, có nước mắt.
Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thằn lằn bóng đuôi dài?
- A. Hô hấp bằng phổi.
- B. Có mi mắt thứ ba.
- C. Nước tiểu đặc.
- D. Tim hai ngăn.
Câu 5: So với phổi của ếch đồng, phổi thằn lằn có điểm nào khác?
- A. Có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh.
- B. Kích thước bé và cấu tạo đơn giản hơn.
- C. Gồm ba lá phổi trong đó là giữa phát triển nhất.
- D. Thông khí nhờ sự nâng hạ thềm miệng.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sinh sản của ếch đồng?
- A. Ếch đồng đực có cơ quan giao phối, thụ tinh ngoài.
- B. Ếch đồng đực không có cơ quan giao phối, thụ tinh trong.
- C. Ếch đồng cái đẻ trứng, trứng được thụ tinh ngoài.
- D. Ếch đồng cái đẻ con, ếch đồng đực không có cơ quan giao phối.
Câu 7: Hiện tượng ếch đồng quanh quẩn bên bờ nước có ý nghĩa gì?
- A. Giúp chúng dễ săn mồi.
- B. Giúp lẩn trốn kể thù.
- C. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hô hấp qua da.
- D. Giúp chúng có điều kiện để bảo vệ trứng và con non.
Câu 8: Loài nào dưới đây sau khi ghép đôi trên cạn, cóc cái bỏ đi, cóc đực cuốn đám trứng ở chi sau rồi ngâm mình xuống nước cho đến khi trứng nở thành nòng nọc?
- A. Cóc mang trứng Tây Âu.
- B. Cóc tổ ong Nam Mĩ.
- C. Nhái Nam Mĩ.
- D. Cá cóc Tam Đảo.
Câu 9: Đặc điểm nào KHÔNG có ở cá voi xanh
- A. Có răng
- B. Chi trước biến đổi thành vây bơi
- C. Bơi uốn mình theo chiều dọc
- D. Chi sau tiêu biến
Câu 10: Lông ống ở chim bồ câu có vai trò gì?
- A. Giữ nhiệt.
- B. Làm cho cơ thể chim nhẹ.
- C. Làm cho đầu chim nhẹ.
- D. Làm cho cánh chim khi dang ra có diện tích rộng.
Câu 11: Đặc điểm cấu tạo của phổi chim là
- A. Có nhiều vách ngăn
- B. Có hệ thống ống khí thông với các túi khí
- C. Không có vách ngăn
- D. Có mao mạch phát triển
Câu 12: Hiện nay, trên thế giới có khoảng bao nhiêu loài chim?
- A. 4000 loài.
- B. 5700 loài.
- C. 6500 loài.
- D. 9600 loài.
Câu 13: Vị trí của tim và phổi
- A. Nằm trong khoang ngực
- B. Nằm trong khoang bụng
- C. Nằm trong hộp sọ
- D. Nằm trong cột xương sống
Câu 14: Ở thỏ, sự thông khí ở phổi thực hiện nhờ sự co dãn
- A. cơ liên sườn ngoài và cơ liên sườn trong.
- B. cơ liên sườn và cơ Delta.
- C. các cơ liên sườn và cơ hoành.
- D. cơ hoành và cơ Delta.
Câu 15: Động vật nào dưới đây không có màng nhĩ?
- A. Thằn lằn bóng đuôi dài.
- B. Rắn ráo.
- C. Cá sấu Xiêm.
- D. Rùa núi vàng.
Câu 16: Vận tốc nhảy của kanguru là bao nhiêu?
- A. 20 – 30 km/giờ.
- B. 30 – 40 km/giờ.
- C. 40 – 50 km/giờ.
- D. 50 – 60 km/giờ.
Câu 17: Động vật nào dưới đây thuộc bộ Ăn sâu bọ ?
- A. Chuột chù và chuột đồng.
- B. Chuột chũi và chuột chù.
- C. Chuột đồng và chuột chũi.
- D. Sóc bụng xám và chuột nhảy.
Câu 18: Đặc điểm nào dưới đây có ở tinh tinh?
- A. Không có chai mông và túi má.
- B. Không có đuôi.
- C. Sống thành bầy đàn.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 49: Đa dạng của lớp Thú (tiếp). Bộ Dơi và bộ Cá voi
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 22: Tôm sông
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 3: Các ngành giun (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 53: Môi trường và sự vận động, di chuyển
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 35: Ếch đồng
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học