Trắc nghiệm sinh học 7 bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp Hình nhện
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp Hình nhện. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Lớp Hình nhện có khoảng bao nhiêu loài ?
- A. 3600 loài.
- B. 20000 loài.
- C. 36000 loài.
- D. 360000 loài.
Câu 2: Nhện có đặc điểm gì giống tôm đồng?
- A. Không có râu, có 8 chân
- B. Thở bằng phổi và khí quản
- C. Có vỏ bọc bằng kitin, chân có đốt
- D. Thụ tinh trong
Câu 3: Nhện có bao nhiêu phần
- A. Có 2 phần: phần đầu – ngực và phần bụng
- B. Có 3 phần: phần đầu, phần ngực và phần bụng
- C. Có 2 phần là thân và các chi
- D. Có 3 phần là phần đầu, phần bụng và các chi
Câu 4: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau :
Ở phần bụng của nhện, phía trước là …(1)…, ở giữa là …(2)… lỗ sinh dục và phía sau là …(3)….
- A. (1) : một khe thở ; (2) : hai ; (3) : các núm tuyến tơ
- B. (1) : đôi khe thở ; (2) : một ; (3) : các núm tuyến tơ
- C. (1) : các núm tuyến tơ ; (2) : hai ; (3) : một khe thở
- D. (1) : các núm tuyến tơ ; (2) : một ; (3) : đôi khe thở
Câu 5: Cơ thể của nhện được chia thành
- A. 3 phần là phần đầu, phần ngực và phần bụng.
- B. 2 phần là phần đầu và phần bụng.
- C. 3 phần là phần đầu, phần bụng và phần đuôi.
- D. 2 phần là phần đầu – ngực và phần bụng.
Câu 6: Nhện bắt mồi và tự vệ được là nhờ có
- A. Đôi chân xúc giác
- B. Đôi kìm
- C. 4 đôi chân bò
- D. Núm tuyến tơ
Câu 7: Quá trình chăng lưới ở nhện bao gồm các giai đoạn sau :
- Chăng tơ phóng xạ.
- Chăng các tơ vòng.
- Chăng bộ khung lưới.
Hãy sắp xếp các giai đoạn trên theo thứ tự hợp lí.
- A. (3) → (1) → (2).
- B. (3) → (2) → (1).
- C. (1) → (3) → (2).
- D. (2) → (3) → (1).
Câu 8: Bộ phận nào dưới đây giúp nhện di chuyển và chăng lưới ?
- A. Đôi chân xúc giác.
- B. Bốn đôi chân bò.
- C. Các núm tuyến tơ.
- D. Đôi kìm.
Câu 9: Thức ăn của nhện là:
- A. Thực vật
- B. Sâu bọ
- C. Vụn hữu cơ
- D. Mùn đất
Câu 10: Cái ghẻ sống ở
- A. Dưới biển
- B. Trên cạn
- C. Trên da người
- D. Máu người
Câu 11: Khi rình mồi, nếu có sâu bọ sa lưới, lập tức nhện thực hiện các thao tác :
- Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi.
- Nhện hút dịch lỏng ở con mồi.
- Nhện ngoạm chặt mồi, tiết nọc độc.
- Trói chặt mồi rồi treo vào lưới một thời gian.
Hãy sắp xếp các thao tác trên theo trình tự hợp lí.
- A. (3) → (2) → (1) → (4).
- B. (2) → (4) → (1) → (3).
- C. (3) → (1) → (4) → (2).
- D. (2) → (4) → (3) → (1).
Câu 12: Ở nhện, bộ phận nào dưới đây nằm ở phần bụng ?
- A. Các núm tuyến tơ.
- B. Các đôi chân bò.
- C. Đôi kìm.
- D. Đôi chân xúc giác.
Câu 13: Nhện bắt mồi theo cách nào?
- A. Chăng tơ
- B. Ăn thụ động
- C. Đuổi bắt
- D. Tất cả đều sai
Câu 14: Thức ăn của loài ve bò
- A. Cỏ
- B. Động vật nhỏ hơn
- C. Máu động vật
- D. Hút nhựa cây
Câu 15: Bọ cạp có độc ở
- A. Kìm
- B. Trên vỏ cơ thể
- C. Trong miệng
- D. Cuối đuôi
=> Kiến thức Giải bài 25 sinh 7: Nhện và sự đa dạng của lớp Hình nhện
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 56: Cây phát sinh giới Động vật
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 51: Đa dạng của lớp Thú (tiếp). Các bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 15: Giun đất
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 5: Trùng biến hình và trùng giày
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 46: Thỏ
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 31: Cá chép