Trắc nghiệm sinh học 7 học kì I (P5)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 học kì I (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Môi trường sống của cá sụn là
- A. Nước mặn và nước ngọt.
- B. Nước lợ và nước mặn.
- C. Nước ngọt và nước lợ.
- D. Nước mặn, nước lợ và nước ngọt.
Câu 2: Chân khớp nào có hại với con người
- A. Tôm
- B. Tép
- C. Mọt hại gỗ
- D. Ong mật
Câu 3: Phát biểu nào sau đây về tôm sông là sai?
- A. Là động vật lưỡng tính.
- B. Phần đầu và phần ngực gắn liền nhau.
- C. Phát triển qua giai đoạn ấu trùng.
- D. Vỏ được cấu tạo bằng kitin, có ngấm thêm canxi.
Câu 4: Trong điều kiện tự nhiên, bào xác trùng kiết lị có khả năng tồn tại trong bao lâu?
- A. 3 tháng.
- B. 6 tháng.
- C. 9 tháng
- D. 12 tháng.
Câu 5: Đặc điểm của tế bào thần kinh của thuỷ tức là
- A. hình túi, có gai cảm giác.
- B. chiếm chủ yếu lớp trong, có roi và không bào tiêu hoá.
- C. chiếm phần lớn ở lớp ngoài.
- D. hình sao, có gai nhô ra ngoài, phía trong toả nhánh.
Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây có ở sán dây ?
- A. Sống tự do.
- B. Mắt và lông bơi phát triển.
- C. Cơ thể đơn tính.
- D. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên.
Câu 7: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau:
Ốc vặn sống ở …(1)…, có một vỏ xoắn ốc, trứng phát triển thành con non trong …(2)… ốc mẹ, có giá trị thực phẩm.
- A. (1): nước mặn; (2): tua miệng
- B. (1): nước lợ; (2): khoang áo
- C. (1): nước ngọt; (2): khoang áo
- D. (1): nước lợ; (2): tua miệng
Câu 8: Tại sao trong sự thụ tinh ngoài số lượng trứng cá chép đẻ ra lại lớn?
- A. Thụ tinh ngoài tỉ lệ tinh trùng gặp trứng thụ tinh là rất ít.
- B. Trứng là mồi cho nhiều động vật khác.
- C. Điều kiện môi trường môi trường nước có thể không phù hợp với sự phát triển trứng.
- D. Cả A, B và C.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Hầu hết các giáp xác đều có hại cho con người.
- B. Các giáp xác nhỏ trong ao, hồ, sông, biển là nguồn thức ăn quan trọng của nhiều loài cá.
- C. Giáp xác chỉ sống được trong môi trường nước.
- D. Chân kiếm sống tự do là thủ phạm gây chết cá hàng loạt.
Câu 10: So với trùng biến hình chất bã được thải từ bất cứ vị trí nào trên cơ thể, trùng giày thải chất bã qua
- A. bất cứ vị trí nào trên cơ thể như ở trùng biến hình.
- B. không bào tiêu hoá.
- C. không bào co bóp.
- D. lỗ thoát ở thành cơ thể.
Câu 11: Độ sâu tối đa mà các loài san hô có thể sống là bao nhiêu?
- A. 50m.
- B. 100m.
- C. 200m.
- D. 400m.
Câu 12: Hoạt động cung cấp ôxi và thức ăn cho các tế bào và các cơ quan của châu chấu là do
- A. Sự nâng lên hạ xuống của các cơ ngực.
- B. Hệ thống ống khí từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng.
- C. Hệ thống ống khí từ các lỗ thở ở hai bên thành ngực.
- D. Sự phát triển của hệ tuần hoàn.
Câu 13: Ốc sên tự vệ bằng cách nào?
- A. Tiết chất độc tiêu diệt kẻ thù.
- B. Tấn công đối phương bằng tua đầu và tua miệng.
- C. Co rụt cơ thể vào trong vỏ.
- D. Thu nhỏ và khép chặt vỏ.
Câu 14: Vây lẻ của cá chép gồm có :
- A. vây lưng, vây bụng và vây đuôi.
- B. vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi.
- C. vây hậu môn, vây đuôi và vây ngực.
- D. vây ngực, vây bụng và vây đuôi.
Câu 15: Giun đũa chui được qua ống mật nhờ đặc điểm nào sau đây?
- A. Cơ dọc kém phát triển.
- B. Không có cơ vòng.
- C. Giác bám tiêu giảm.
- D. Đầu nhọn.
Câu 16: Đảo ngầm san hô thường gây tổn hại gì cho con người?
- A. Cản trở giao thông đường thuỷ.
- B. Gây ngứa và độc cho người.
- C. Tranh thức ăn với các loại hải sản con người nuôi.
- D. Tiết chất độc làm hại cá và hải sản nuôi.
Câu 17: Ở thuỷ tức, các tế bào mô bì – cơ có chức năng gì?
- A. Tiêu hoá thức ăn.
- B. Thu nhận, xử lí và trả lời kích thích từ môi trường ngoài.
- C. Bảo vệ cơ thể, liên kết nhau giúp cơ thể co duỗi theo chiều dọc.
- D. Cả A và B đều đúng.
Câu 18: Trong lớp Hình nhện, đại diện nào dưới đây vừa có hại, vừa có lợi cho con người ?
- A. Ve bò.
- B. Nhện nhà.
- C. Bọ cạp.
- D. Cái ghẻ.
Câu 19: Động vật nguyên sinh tự do có những đặc điểm gì đặc trưng?
1. Cơ quan di chuyển phát triển nhanh.
2. Dinh dưỡng kiểu động vật.
3. Dinh dưỡng kiểu thực vật.
4. Là một mắt xích trong chuỗi thức ăn của tự nhiên.
- A. 1, 3, 4.
- B. 1, 4.
- C. 1, 2, 4
- D. 1, 2.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây về giun đũa là đúng ?
- A. Có lỗ hậu môn.
- B. Tuyến sinh dục kém phát triển.
- C. Cơ thể dẹp hình lá.
- D. Sống tự do.
Câu 21: Vì sao khi mưa nhiều, trên mặt đất lại có nhiều giun?
- A. Vì giun đất chỉ sống được trong điều kiện độ ẩm đất thấp.
- B. Vì nước ngập cơ thể nên chúng bị ngạt thở.
- C. Vì nước mưa gây sập lún các hang giun trong đất.
- D. Vì nước mưa làm trôi lớp đất xung quanh giun.
Câu 22: Nhện nhà có bao nhiêu đôi chân bò ?
- A. 1.
- B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 23: Trong đời sống con người, vai trò quan trọng nhất của cá là gì?
- A. Là nguồn dược liệu quan trọng.
- B. Là nguồn thực phẩm quan trọng.
- C. Làm phân bón hữu cơ cho các loại cây công nghiệp.
- D. Tiêu diệt các động vật có hại.
Câu 24: Mai của mực thực chất là
- A. khoang áo phát triển thành.
- B. tấm miệng phát triển thành.
- C. vỏ đá vôi tiêu giảm.
- D. tấm mang tiêu giảm.
Câu 25: Ruột khoang nói chung thường tự vệ bằng
- A. các xúc tu.
- B. các tế bào gai mang độc.
- C. lẩn trốn khỏi kẻ thù.
- D. trốn trong vỏ cứng.
Câu 26: Vì sao khi kí sinh trong ruột non, giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa?
- A. Vì giun đũa chui rúc dưới lớp niêm mạc của ruột non nên không bị tác động bởi dịch tiêu hóa.
- B. Vì giun đũa có khả năng kết bào xác khi dịch tiêu hóa tiết ra.
- C. Vì giun đũa có lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 27: Vì sao nói châu chấu là loại sâu bọ gây hại cho cây trồng
- A. Vì chúng gây bệnh cho cây trồng.
- B. Vì chúng hút nhựa cây.
- C. Vì chúng cắn đứt hết rễ cây.
- D. Vì chúng gặm chồi non và lá cây.
Câu 28: Vì sao nói châu chấu là loại sâu bọ gây hại cho cây trồng
- A. Vì chúng gây bệnh cho cây trồng
- B. Vì chúng hút nhựa cây
- C. Vì chúng cắn đứt hết rễ cây
- D. Vì chúng gặm chồi non và lá cây
Câu 29: Phát biểu nào sau đây về sán dây là đúng?
- A. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên.
- B. Là động vật đơn tính.
- C. Cơ quan sinh dục kém phát triển.
- D. Phát triển không qua biến thái.
Câu 30: Mắt cá không có mi có ý nghĩa thích nghi gì
- A. Có vai trò như bơi chèo.
- B. Giảm sự ma sát giữa da cá với môi trường nước.
- C. Màng mắt không bị khô.
- D. Giảm sức cản của nước.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 60: Động vật quý hiếm
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 13: Giun đũa
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 54: Tiến hóa về tổ chức cơ thể
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 57: Đa dạng sinh học
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 11: Sán lá gan
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 41: Chim bồ câu