Trắc nghiệm sinh học 7 chương 6: Ngành động vật có xương (P1)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 7 chương 6: Ngành động vật có xương (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ở ếch đồng, sự thông khí ở phổi được thực hiện nhờ

  • A. Sự nâng hạ ở cơ ngực và xương sống.
  • B. Sự nâng hạ của thềm miệng.
  • C. Sự co dãn của các cơ liên sườn và cơ hoành.
  • D. Sự vận động của các cơ chi trước.

Câu 2: Loài lưỡng cư nào dưới đây trên lưng có những lỗ nhỏ; khi đẻ trứng, cóc cái phết trứng đã thụ tinh lên lưng, trứng lọt vào các lỗ và phát triển thành nòng nọc?

  • A. Cóc mang trứng Tây Âu.
  • B. Cóc tổ ong Nam Mĩ.
  • C. Nhái Nam Mĩ.
  • D. Cá cóc Tam Đảo.

Câu 3: Lưỡng cư có vai trò

  • A. Có ích cho nông nghiệp.
  • B. Có giá trị thực phẩm, làm thuốc,
  • C. Là động vật dùng thí nghiệm sinh lý học
  • D. Tất cả các vai trò trên

Câu 4: Thằn lằn bóng đuôi dài là

  • A. Động vật biến nhiệt
  • B. Động vật hằng nhiệt
  • C. Động vật đẳng nhiệt
  • D. Không có nhiệt độ cơ thể

Câu 5: Đặc điểm sinh sản của thằn lằn bóng đuôi dài

  • A. Thụ tinh ngoài
  • B. Thụ tinh trong
  • C. Phân chia cơ thể
  • D. Kí sinh qua nhiều vật chủ

Câu 6: Điển từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau :

Mỗi lứa chim bồ câu đẻ …(1)…, trứng chim được bao bọc bởi …(2)… .

  • A. (1) : 2 trứng ; (2) : vỏ đá vôi
  • B. (1) : 5 – 10 trứng ; (2) : màng dai
  • C. (1) : 2 trứng ; (2) : màng dai
  • D. (1) : 5 – 10 trứng ; (2) : vỏ đá vôi

Câu 7: Các chi của kanguru thích nghi như thế nào với đời sống ở đồng cỏ?

  • A. Hai chân sau rất khoẻ, di chuyển theo lối nhảy.
  • B. Hai chi trước rất phát triển, di chuyển theo kiểu đi, chạy trên cạn.
  • C. Di chuyển theo lối nhảy bằng cách phối hợp cả 4 chi.
  • D. Hai chi trước rất yếu, di chuyển theo kiểu nhảy.

Câu 8: Phát biểu nào dưới đây về cách thức di chuyển của dơi là đúng?

  • A. Bay theo đường vòng.
  • B. Bay theo đường thẳng.
  • C. Bay theo đường dích dắc.
  • D. Bay không có đường bay rõ rệt.

Câu 9: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Ăn thịt ?

  • A. Có tuyến hôi ở hai bên sườn.
  • B. Các ngón chân không có vuốt.
  • C. Răng nanh lớn, dài, nhọn.
  • D. Thiếu răng cửa.

Câu 10: Cổ chim dài có tác dụng:

  • A. Giảm trọng lượng khi bay
  • B. Giảm sức cản của gió
  • C. Thuận lợi khi bắt mồi và rỉa lông
  • D. Hạn chế tác dụng của các giác quan

Câu 11: Phát biểu nào dưới đây về hệ thần kinh và giác quan của chim bồ câu là sai?

  • A. Chưa có vành tai.
  • B. Chưa có ống tai ngoài.
  • C. Có mi mắt thứ ba.
  • D. Đại não, hai thùy thị giác và tiểu não phát triển hơn bò sát.

Câu 12: Đặc điểm nào dưới đâu giúp cơ thể thằn lằn giữ nước?

  • A. Da có lớp vảy sừng bao bọc.
  • B. Mắt có tuyến lệ giữ ẩm.
  • C. Hậu thận và trực tràng có khả năng hấp thụ lại nước.
  • D. Cả A và C đều đúng.

Câu 13: Cho các đặc điểm sau:

  1. Răng mọc trong lỗ chân răng;
  2. Tim 4 ngăn;
  3. Hàm dài;
  4. Trứng có lớp vỏ đá vôi.

Loài động vật nào dưới đây có tất cả những đặc điểm nêu trên?

  • A. Rắn lục đuôi đỏ.
  • B. Cá sấu Xiêm.
  • C. Rùa núi vàng.
  • D. Nhông Tân Tây Lan.

Câu 14: Đặc điểm chân của bộ Gà là

  • A. Chân to, móng cùn, con trống chân có cựa
  • B. Chân to, khỏe có vuốt cong sắc
  • C. Chân ngắn, có màng bơi rộng nối liền 3 ngón trước
  • D. Chân cao, to khỏe

Câu 15: Xương cột sống của thỏ được phân chia thành các phần theo thứ tự sau:

  • A. cổ, thắt lưng, ngực, đuôi.
  • B. cổ, ngực, chậu, đuôi.
  • C. cổ, ngực, đuôi.
  • D. cổ, ngực, thắt lưng, đuôi.

Câu 16: Ở thỏ, xenlulôzơ được tiêu hóa chủ yếu ở bộ phận nào?

  • A. Manh tràng.
  • B. Kết tràng.
  • C. Tá tràng.
  • D. Hồi tràng.

Câu 17: Đặc điểm móng của Bộ Guốc chẵn là

  • A. Guốc có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau
  • B. Guốc có 3 ngón chân giữa phát triển hơn cả
  • C. Guốc có 5 ngón, guốc nhỏ
  • D. Guốc có 1 ngón chân giữa phát triển hơn cả

Câu 18: Khi tiến hành cố định vây lưng và vây hậu môn của một con cá chép, sau đó thả cá trở lại vào bể nước, con cá thí nghiệm có trạng thái như thế nào?

  • A. Cá không bơi được, chìm dần xuống đáy bể.
  • B. Cá bơi được nhưng bị lộn ngược bụng lên trên.
  • C. Cá bơi sang trái, phải, lên trên, xuống dưới rất khó khăn.
  • D. Cá bơi nghiêng ngả, chuệnh choạng theo hình chữ Z.

Câu 19: Vì sao cá chép thường đẻ trứng với số lượng lớn?

  • A. Vì môi trường ngoài có nhiều yếu tố bất lợi nên cá đẻ nhiều trứng để tăng khả năng thụ tinh.
  • B. Vì trong điều kiện môi trường bất lợi thì trứng sẽ kết bào xác, sau đó bào xác bị huỷ hoại dần.
  • C. Vì trong điều kiện môi trường bất lợi thì trứng sẽ kết bào xác, sau đó bào xác bị huỷ hoại dần.
  • D. Vì hiệu suất thụ tinh của cá chép rất cao.

Câu 20: Quá trình biến thái hoàn toàn của ếch diễn ra

  • A. Trứng – nòng nọc - ếch trưởng thành
  • B. Nòng nọc – trứng - ếch trưởng thành
  • C. Ếch trưởng thành – nòng nọc – trứng
  • D. Trứng - ếch trưởng thành – nòng nọc
Xem đáp án
  • 11 lượt xem