Trắc nghiệm sinh học 7 chương 6: Ngành động vật có xương (P5)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 7 chương 6: Ngành động vật có xương (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Ở tầng mặt thiếu nơi ẩn nấp, cá sẽ có đặc điểm gì để thích nghi?
- A. Thân tương đối ngắn, vây ngực và vây bụng phát triển bình thường, khúc đuôi yếu, bơi chậm
- B. Có thân rất dài, vây ngực và vây bụng tiêu biến, khúc đuôi nhỏ, bơi rất kém
- C. Có mình thon dài, vây chẵn phát triển, khúc đuôi khỏe, bơi nhanh
- D. Có thân dẹp, mỏng, vây ngực lớn hoặc nhỏ, khúc đuôi nhỏ, bơi kém
Câu 2: Vì sao vào mùa đông chúng ta lại ít nhìn thấy ếch?
- A. Do ếch trú đông
- B. Do ếch di cư đến vùng ấm hơn
- C. Do ếch bị chết nhiều vì nhiệt độ lạnh
- D. Cả ba nguyên nhân trên
Câu 3: Ở ếch đồng, đặc điểm nào dưới đây giúp chúng thích nghi với đời sống trên cạn?
- A. Mắt và các lỗ mũi nằm ở mặt bụng.
- B. Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ, mũi thông với khoang miệng.
- C. Các chi sau có mang căng giữa các ngón.
- D. Bộ xương tiêu giảm một số xương như xương sườn.
Câu 4: Động vật nào dưới đây không thuộc nhóm chim bay?
- A. Hoàng yến.
- B. Công.
- C. Cắt.
- D. Đà điểu.
Câu 5: Động vật nào dưới đây thuộc bộ Gặm nhấm ?
- A. Chuột chũi
- B. Chuột chù.
- C. Mèo rừng.
- D. Chuột đồng.
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây giúp cá dễ dàng chuyển động theo chiều ngang?
- A. Vảy cá sắp xếp trên thân khớp với nhau như ngói lợp.
- B. Thân thon dài, đầu thuôn gắn chặt với thân.
- C. Vảy cá có da bao bọc, trong da có tuyến tiết chất nhầy.
- D. Vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng.
Câu 7: Khi nói về đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư, phát biểu nào sau đây là sai:
- A. Thụ tinh trong
- B. Là động vật biến nhiệt
- C. Phát triển qua biến thái
- D. Da trần, ẩm ướt
Câu 8: Yếu tố nào dưới đây giúp thằn lằn bóng đuôi dài bảo vệ mắt, giữ nước mắt để màng mắt không bị khô?
- A. Mắt có mi cử động, có nước mắt.
- B. Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu.
- C. Da khô và có vảy sừng bao bọc.
- D. Bàn chân có móng vuốt.
Câu 9: Đặc điểm nào của thằn lằn có giúp ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể
- A. Da khô có vảy sừng bao bọc
- B. Mắt có mi cử động, có nước mắt
- C. Có cổ dài
- D. Màng nhĩ nằm trong hốc tai
Câu 10: Phát biểu nào là sai khi nói về đặc điểm thích nghi của thằn lằn với đời sống trên cạn
- A. Hệ thần kinh và giác quan kém phát triển
- B. Có cột sống dài, có 8 đốt sống cổ
- C. Hô hấp bằng phổi nhờ sự co dãn của cơ liên sườn
- D. Cơ thể giữ nước nhờ lớp da vảy sừng và sự hấp thu lại nước trong phân, nước tiểu
Câu 11: Lớp Bò sát được hình thành cách đây khoảng
- A. 280 – 230 triệu năm
- B. 320 – 380 triệu năm
- C. 380 – 320 triệu năm
- D. 320 – 280 triệu năm
Câu 12: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về sự sinh sản ở chim bồ câu?
- A. Chim mái nuôi con bằng sữa tiết ra từ tuyến sữa.
- B. Chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng.
- C. Khi đạp mái, manh tràng của chim trống lộn ra ngoài tạo thành cơ quan sinh dục tạm thời.
- D. Quá trình thụ tinh diễn ra ngoài cơ thể.
Câu 13: Chức năng của diều trong quá trình tiêu hóa ở chim
- A. Làm mềm thức ăn
- B. Nghiền nát thức ăn
- C. Tiết dịch tiêu hóa
- D. Lấy thức ăn
Câu 14: Thú Móng guốc chia làm mấy bộ
- A. 2 bộ là Bộ Guốc chẵn và Bộ Guốc lẻ
- B. 2 bộ là Bộ Voi và Bộ Guốc chẵn
- C. 2 bộ là Bộ Guốc lẻ và Bộ Voi
- D. 3 bộ là Bộ Guốc chẵn, Bộ Guốc lẻ và Bộ Voi
Câu 15: Hệ tuần hoàn của thỏ
- A. Tim 2 ngăn, có 1 vòng tuần hoàn
- B. Tim 2 ngăn, có 2 vòng tuần hoàn
- C. Tim 3 ngăn, có 2 vòng tuần hoàn
- D. Tim 4 ngăn, có 2 vòng tuần hoàn
Câu 16: Ở thỏ, các phần của não đều phát triển, đặc biệt là
- A. bán cầu não và tiểu não.
- B. bán cầu não và thùy khứu giác.
- C. thùy khứu giác và tiểu não.
- D. tiểu não và hành tủy.
Câu 17: Đặc điểm sinh sản của thú mỏ vịt là
- A. Đẻ trứng
- B. Đẻ con
- C. Có vú
- D. Con sống trong túi da của mẹ
Câu 18: Phát biểu nào dưới đây về các đại diện của bộ Voi là đúng?
- A. Ăn thực vật (có hiện tượng nhai lại).
- B. Bàn chân năm ngón và có móng guốc.
- C. Thường sống đơn độc.
- D. Da mỏng, lông rậm rạp.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 8: Thủy tức
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 41: Chim bồ câu
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 26: Châu chấu
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 5: Ngành chân khớp (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 49: Đa dạng của lớp Thú (tiếp). Bộ Dơi và bộ Cá voi
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì I (P5)