Trắc nghiệm sinh học 7 chương 5: Ngành chân khớp (P1)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 7 chương 5: Ngành chân khớp (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa như thế nào?
- A. Giúp trứng tận dụng ôxi từ cơ thể mẹ.
- B. Bảo vệ trứng khỏi kẻ thù.
- C. Giúp phát tán trứng đi nhiều nơi.
- D. Giúp trứng nhanh nở.
Câu 2: Các sắc tố trên vỏ tôm sông có ý nghĩa như thế nào?
- A. Tạo ra màu sắc rực rỡ giúp tôm đe dọa kẻ thù.
- B. Thu hút con mồi lại gần tôm.
- C. Là tín hiệu nhận biết đực cái của tôm.
- D. Giúp tôm ngụy trang để lẩn tránh kẻ thù.
Câu 3: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:
Tôm dùng đôi càng để bắt mồi, các …(1)… nghiền nát thức ăn, thức ăn qua miệng và hầu, sau đó được tiêu hóa ở …(2)… nhờ enzim từ …(3)… tiết vào và được hấp thụ ở …(4)….
- A. (1): chân hàm; (2): ruột; (3): tụy; (4): ruột tịt
- B. (1): chân hàm; (2): dạ dày; (3): gan; (4): ruột
- C. (1): chân ngực; (2): dạ dày; (3): tụy; (4): ruột
- D. (1): chân ngực; (2): ruột; (3): gan; (4): ruột tịt
Câu 4: Môi trường sống và khả năng di chuyển của con sun lần lượt là gì?
- A. Sống ở nước ngọt, cố định.
- B. Sống ở biển, di chuyển tích cực.
- C. Sống ở biển, cố định.
- D. Sống ở nước ngọt, di chuyển tích cực.
Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây khiến cho rận nước, chân kiếm mặc dù có kích thước bé nhưng lại là thức ăn cho các loài cá công nghiệp và các động vật lớn?
- A. Sinh sản nhanh.
- B. Sống thành đàn.
- C. Khả năng di chuyển kém.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 6: Động vật nào dưới đây không sống ở biển?
- A. Rận nước.
- B. Cua nhện.
- C. Mọt ẩm.
- D. Tôm hùm.
Câu 7: Cơ thể của nhện được chia thành
- A. 3 phần là phần đầu, phần ngực và phần bụng.
- B. 2 phần là phần đầu và phần bụng.
- C. 3 phần là phần đầu, phần bụng và phần đuôi.
- D. 2 phần là phần đầu – ngực và phần bụng.
Câu 8: Nhờ đâu mà Chân khớp đa dạng về cấu tạo cơ thể
- A. Có nhiều loài
- B. Sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau
- C. Thần kinh phát triển cao
- D. Có số lượng cá thể lớn
Câu 9: Động vật nào dưới đây có tập tính chăn nuôi động vật khác?
- A. Kiến cắt lá.
- B. Ve sầu.
- C. Ong mật.
- D. Bọ ngựa.
Câu 10: Tuyến bài tiết của tôm sông nằm ở
- A. đỉnh của đôi râu thứ nhất.
- B. đỉnh của tấm lái.
- C. gốc của đôi râu thứ hai.
- D. gốc của đôi càng.
Câu 11: Ở tôm sông, bộ phận nào có chức năng bắt mồi và bò?
- A. Chân bụng.
- B. Chân hàm.
- C. Chân ngực.
- D. Râu.
Câu 12: Khi quan sát bằng mắt thường, cua đồng đực và cua đồng cái sai khác nhau ở điểm nào?
- A. Cua cái có đôi càng và yếm to hơn cua đực.
- B. Cua đực có đôi càng to khoẻ hơn, cua cái có yếm to hơn cua đực.
- C. Cua đực có yếm to hơn nhưng đôi càng lại nhỏ hơn cua cái.
- D. Cua đực có đôi càng và yếm to hơn cua cái.
Câu 13: Động vật nào dưới đây là đại diện của lớp Hình nhện ?
- A. Cua nhện.
- B. Ve bò.
- C. Bọ ngựa.
- D. Ve sầu.
Câu 14: Nhận đinh nào dưới đây nói về hệ tuần hoàn của châu chấu?
- A. Tim 2 ngăn, một vòng tuần hoàn hở.
- B. Tim hình ống, hệ tuần hoàn kín.
- C. Tim hình ống, hệ tuần hoàn hở.
- D. Tim 3 ngăn, hai vòng tuần hoàn kín.
Câu 15: Đặc điểm nào sau đây có ở châu chấu mà không có ở tôm?
- A. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
- B. Có hệ thống ống khí.
- C. Vỏ cơ thể bằng kitin.
- D. Cơ thể phân đốt.
Câu 16: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những sâu bọ sống ở môi trường nước?
- A. Ấu trùng ve sầu, bọ gậy, bọ rầy.
- B. Bọ vẽ, ấu trùng chuồn chuồn, bọ gậy.
- C. Bọ gậy, ấu trùng ve sầu, dế trũi.
- D. Ấu trùng chuồn chuồn, bọ gậy, bọ ngựa.
Câu 17: Lớp Hình nhện có khoảng bao nhiêu loài ?
- A. 3600 loài.
- B. 20000 loài.
- C. 36000 loài.
- D. 360000 loài.
Câu 18: Bộ phận nào dưới đây giúp nhện di chuyển và chăng lưới ?
- A. Đôi chân xúc giác.
- B. Bốn đôi chân bò.
- C. Các núm tuyến tơ.
- D. Đôi kìm.
Câu 19: Ở nhện, bộ phận nào dưới đây nằm ở phần bụng ?
- A. Các núm tuyến tơ.
- B. Các đôi chân bò.
- C. Đôi kìm.
- D. Đôi chân xúc giác.
Câu 20: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những sâu bọ là thiên địch trên đồng ruộng?
- A. Bọ ngựa, kiến ba khoang, mối, ong mắt đỏ.
- B. Bọ ngựa, ong xanh, ong mắt đỏ, nhện lùn.
- C. Bọ rùa, kiến ba khoang, ruồi xám, ong xanh.
- D. Nhện đỏ, ong mắt đỏ, rầy xanh, mọt vòi voi.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 54: Tiến hóa về tổ chức cơ thể
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 2: Ngành ruột khoang
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 4: Trùng roi
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 5: Ngành chân khớp (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 22: Tôm sông
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 8: Thủy tức
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 19: Một số Thân mềm khác
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 3: Các ngành giun (P2)