Trắc nghiệm sinh học 7 học kì I (P3)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 học kì I (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đặc điểm có ở động vật là:
- A. Có cơ quan di chuyển.
- B. Có thần kinh và giác quan.
- C. Có thành xenlulôzơ ở tế bào.
- D. Lớn lên và sinh sản.
Câu 2: Sán dây lây nhiễm cho người qua
- A. Trứng.
- B. Ấu trùng.
- C. Nang sán (hay gạo).
- D. Đốt sán.
Câu 3: Thủy tức hô hấp
- A. Bằng phổi.
- B. Bằng mang.
- C. Bằng toàn bộ bề mặt cơ thể.
- D. Bằng cả ba hình thức.
Câu 4: Tên các bộ phận tham gia vào dinh dưỡng ở trai sông là :
- A. Ống hút nước.
- B. Ống thoát nước.
- C. Tấm miệng phủ lông.
- D. Cả A, B và C.
Câu 5: Bóng hơi cá chép có chức năng:
- A. Giúp cá chìm nổi trong nước dễ dàng.
- B. Giúp cá rẽ phải , trái.
- C. Giúp cá bơi không bị nghiêng ngã.
- D. Giữ thăng bằng theo chiều dọc.
Câu 6: Cơ quan sinh dục của giun đũa đực gồm
- A. 1 ống.
- B. 2 ống.
- C. 3 ống.
- D. 4 ống.
Câu 7: Muốn mua được trai tươi sống ở chợ, phải lựa chọn
- A. Con vỏ đóng chặt.
- B. Con vỏ mở rộng.
- C. Con to và nặng.
- D. Cả A, B và C.
Câu 8: Trùng biến hình có kiểu dinh dưỡng:
- A. Tự dưỡng.
- B. Dị dưỡng.
- C. Kí sinh.
- D. Cộng sinh.
Câu 9: Số đôi chi ở nhện là:
- A. 2 đôi.
- B. 4 đôi.
- C. 3 đôi.
- D. 5 đôi.
Câu 10: Lớp giáp xác có khoảng
- A. 5 nghìn loài.
- B. 1 nghìn loài.
- C. 20 nghìn loài.
- D. 10 nghìn loài.
Câu 11: Trùng biến hình sinh sản bằng cách
- A. Phân đôi.
- B. Phân ba.
- C. Phân bốn.
- D. Phân nhiều.
Câu 12: Trùng giày khác với trùng biến hình và trùng roi ở đặc điểm:
- A. Có chân giả.
- B. Có roi.
- C. Có lông bơi.
- D. Có diệp lục.
Câu 13: Đặc điểm giúp cho thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang là
- A. Thân thon dài, đầu thuôn nhọn, gắn chặt với thân.
- B. Vảy có da bao bọc, trong có nhiều tuyến nhầy.
- C. Sự sắp xếp vảy trên thân khớp với nhau như lợp ngói.
- D. Vây có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp với thân.
Câu 14: Lớp thân mềm có ý nghĩa kinh tế lớn nhất là
- A. Chân đầu (mực, bạch tuộc).
- B. Chân rìu (trai, sò)
- C. Chân bụng (ốc sên, ốc bươu).
- D. Cả A, B và C.
Câu 15: Loài nào của ngành ruột khoang gây ngứa và độc cho người ?
- A. Thủy tức.
- B. Sứa.
- C. San hô.
- D. Hải quỳ.
Câu 16: Não sâu bọ có mấy phần, đó là những phần nào?
- A. Có 3 phần: não trước, não giữa và não sau.
- B. Có 2 phần: Não trước và não sau.
- C. Chỉ có một não.
- D. Có 3 phần: não nhỏ, não to và hạch não.
Câu 17: Cơ quan hô hấp của châu chấu là:
- A. Mang.
- B. Đôi khe thở.
- C. Các lỗ thở.
- D. Thành cơ thể.
Câu 18: Động vật được giới thiệu trong Sinh học 7 sắp xếp theo
- A. Từ nhỏ đến lớn.
- B. Từ quan trọng ít đến nhiều.
- C. Trật tự biến hóa.
- D. Thứ tự xuất hiện từ trước đến sau.
Câu 19: Sâu bọ trưởng thành lấy không khí vào cơ thể qua
- A. Mang.
- B. Ống thở và đốt cuối bụng.
- C. Phổi.
- D. Cả A, B và C.
Câu 20: Giun dẹp cấu tạo cơ thể có các lớp cơ chính
- A. Cơ học.
- B. Cơ chéo.
- C. Cơ vòng.
- D. Cả A, B và C.
Câu 21: Dạ dày của nhện gọi là
- A. Dạ dày hút.
- B. Dạ dãy nghiền.
- C. Dạ dày co bóp.
- D. Cả A, B và C.
Câu 22: Tính tuổi trai sông căn cứ vào
- A. Cơ thể to nhỏ.
- B. Vòng tăng trưởng của vỏ.
- C. Màu sắc của vỏ.
- D. Cả A, B và C.
Câu 23: Cá chép sống trong môi trường
- A. Nước ngọt.
- B. Nước lợ.
- C. Nước mặn.
- D. Cả A, B và C.
Câu 24: Loại giác quan không có ở tôm là:
- A. Thính giác.
- B. Khứu giác.
- C. Bình nang.
- D. Xúc giác.
Câu 25: Cơ quan trao đổi khí ở trai sông
- A. Phổi.
- B. Bề mặt cơ thể.
- C. Mang.
- D. Cả A, B và C.
Câu 26: Giun đất di chuyển nhờ
- A. Lông bơi.
- B. Vòng tơ.
- C. Chun giãn cơ thể.
- D. Kết hợp chun giãn và vòng tơ.
Câu 27: Ô-xi tan trong nước được trai sông tiếp nhận ở
- A. Miệng.
- B. Mang.
- C. Tấm miệng.
- D. Áo trai.
Câu 28: Ngành thân mềm có khoảng bao nhiêu loài ?
- A. 7 nghìn loài.
- B. 17 nghìn loài.
- C. 70 nghìn loài.
- D. 700 nghìn loài.
Câu 29: Trai sông cái và trai sông sông đực khác nhau ở điểm
- A. Màu sắc của vỏ.
- B. Mức lồi và dẹp của vỏ.
- C. Vòng tăng trưởng của vỏ.
- D. Kích thước vỏ.
Câu 30: Tim cá bơm máu giàu CO2 vào
- A. Các mao mạch.
- B. Động mạch lưng.
- C. Động mạch mang.
- D. Tĩnh mạch.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì II (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 54: Tiến hóa về tổ chức cơ thể
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 7: Sự tiến hóa của động vật
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 6: Ngành động vật có xương (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 15: Giun đất
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 47: Cấu tạo trong của thỏ
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 60: Động vật quý hiếm
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 49: Đa dạng của lớp Thú (tiếp). Bộ Dơi và bộ Cá voi