Trắc nghiệm sinh học 7 bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây thường xuất hiện ở các loài cá sống ở tầng mặt?
- A. Thân dẹt mỏng, khúc đuôi khoẻ.
- B. Thân thon dài, khúc đuôi yếu.
- C. Thân ngắn, khúc đuôi yếu.
- D. Thân thon dài, khúc đuôi khoẻ.
Câu 2: Loài cá thích nghi với đời sống ở tầng nước mặt
- A. Cá chép, cá vện
- B. Cá nhám, cá trích
- C. Cá nhám, cá đuối
- D. Cá chép, cá trích
Câu 3: Loài nào dưới đây là đại diện lớp Cá?
- A. Cá đuối bông đỏ.
- B. Cá nhà táng lùn.
- C. Cá sấu sông Nile.
- D. Cá cóc Tam Đảo.
Câu 4: Những loài cá sống ở tầng nước giữa thường có màu sắc như thế nào?
- A. Thường có màu tối ở phần lưng và máu sáng ở phần bụng.
- B. Thường có màu tối ở phía bên trái và máu sáng ở phía bên phải.
- C. Thường có màu sáng ở phía bên trái và máu tối ở phía bên phải.
- D. Thường có màu sáng ở phần lưng và máu tối ở phần bụng.
Câu 5: Loài cá nào sau đây KHÔNG thuộc lớp Cá xương?
- A. Cá đuối
- B. Cá chép
- C. Cá vền
- D. Lươn
Câu 6: Chất tiết từ buồng trứng và nội quan của loài cá nào dưới đây được dùng để chế thuốc chữa bệnh thần kinh, sưng khớp và uốn ván?
- A. Cá thu.
- B. Cá nhám.
- C. Cá đuối.
- D. Cá nóc.
Câu 7: Trong đời sống con người, vai trò quan trọng nhất của cá là gì?
- A. Là nguồn dược liệu quan trọng.
- B. Là nguồn thực phẩm quan trọng.
- C. Làm phân bón hữu cơ cho các loại cây công nghiệp.
- D. Tiêu diệt các động vật có hại.
Câu 8: Ở tầng mặt thiếu nơi ẩn nấp, cá sẽ có đặc điểm gì để thích nghi?
- A. Thân tương đối ngắn, vây ngực và vây bụng phát triển bình thường, khúc đuôi yếu, bơi chậm
- B. Có thân rất dài, vây ngực và vây bụng tiêu biến, khúc đuôi nhỏ, bơi rất kém
- C. Có mình thon dài, vây chẵn phát triển, khúc đuôi khỏe, bơi nhanh
- D. Có thân dẹp, mỏng, vây ngực lớn hoặc nhỏ, khúc đuôi nhỏ, bơi kém
Câu 9: Trong các ý sau, có bao nhiêu ý là đặc điểm chung của các loài cá?
1. Là động vật hằng nhiệt.
2. Tim 2 ngăn, một vòng tuần hoàn.
3. Bộ xương được cấu tạo từ chất xương.
4. Hô hấp bằng mang, sống dưới nước.
- A. 1.
- B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 10: Những đặc điểm nào của cá giúp nó thích nghi với đời sống dưới nước
- A. Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang
- B. Có 1 vòng tuần hoàn, tim hai ngăn
- C. Thụ tinh ngoài và là động vật biến nhiệt
- D. Tất cả các đặc điểm trên đều đúng
Câu 11: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:
Cá sụn có bộ xương bằng …(1)…, khe mang …(2)…, da nhám, miệng nằm ở …(3)….
- A. (1): chất xương; (2): trần; (3): mặt bụng
- B. (1): chất sụn; (2): kín; (3): mặt lưng
- C. (1): chất sụn; (2): trần; (3): mặt bụng
- D. (1): chất sụn; (2): trần; (3): mặt lưng
Câu 12: Loài cá nào dưới đây có tập tính ngược dòng về nguồn để đẻ trứng?
- A. Cá trích cơm.
- B. Cá hồi đỏ.
- C. Cá đuối điện.
- D. Cá hổ kình.
Câu 13: Loại cá nào dưới đây không thuộc lớp Cá sụn?
- A. Cá nhám.
- B. Cá đuối.
- C. Cá thu.
- D. Cá toàn đầu.
Câu 14: Loại cá nào dưới đây thường sống trong những hốc bùn đất ở tầng đáy?
- A. Lươn.
- B. Cá trắm.
- C. Cá chép.
- D. Cá mập.
Câu 15: Những lợi ích của cá là
- A. Cung cấp thực phẩm cho con người, làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp
- B. Là thức ăn cho các động vật khác
- C. Diệt muỗi, sâu bọ có hại cho lúa và làm cảnh
- D. Tất cả các lợi ích trên đều đúng
Câu 16: Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá, ta cần:
- A. Tận dụng các vực nước tự nhiên để nuôi cá
- B. Nghiên cứu thuần hóa những loài cá mới
- C. Ngăn cấm đánh bắt cá còn nhỏ, cá bố mẹ trong mùa sinh sản, cấm đánh cá bằng mìn, bằng chất độc…
- D. Tất cả các biện pháp bảo vệ trên là đúng
=> Kiến thức Giải bài 34 sinh 7: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 19: Một số Thân mềm khác
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 56: Cây phát sinh giới Động vật
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 49: Đa dạng của lớp Thú (tiếp). Bộ Dơi và bộ Cá voi
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 3: Các ngành giun (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 22: Tôm sông
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 31: Cá chép
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 48: Đa dạng của lớp Thú. Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi