Trắc nghiệm sinh học 7 bài 49: Đa dạng của lớp Thú (tiếp). Bộ Dơi và bộ Cá voi
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 bài 49: Đa dạng của lớp Thú (tiếp). Bộ Dơi và bộ Cá voi. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Dơi bay được là nhờ cái gì?
- A. Hai chi trước biến đổi thành cánh có lông vũ
- B. Hai chi trước biến đổi thành cánh có màng da
- C. Hai chi sau to khỏe
- D. Thành bụng biến đổi thành da
Câu 2: Bộ răng dơi sắc nhọn có tác dụng:
- A. Dùng cắn vào vách đá
- B. Dễ dàng phá bỏ lớp vỏ, da của con mồi
- C. Dễ dàng dặm lá cây
- D. Để tự vệ
Câu 3: Chi sau của dơi ăn sâu bọ có đặc điểm gì?
- A. Tiêu biến hoàn toàn.
- B. To và khỏe.
- C. Nhỏ và yếu.
- D. Biến đổi thành vây.
Câu 4: Phát biểu nào dưới đây về đặc điểm của bộ Dơi là đúng?
- A. Không có răng.
- B. Chi sau biến đổi thành cánh da.
- C. Có đuôi.
- D. Không có lông mao.
Câu 5: Ở dơi, giác quan nào sau đây rất nhạy bén?
- A. Thị giác.
- B. Xúc giác.
- C. Vị giác.
- D. Thính giác.
Câu 6: Răng dơi có đặc điểm
- A. Có răng cửa dài
- B. Răng hàm kiểu nghiền
- C. Răng nhọn dễ dàng phá vỏ kitin của sâu bọ
- D. Không có răng, có mỏ
Câu 7: Phát biểu nào dưới đây về cách thức di chuyển của dơi là đúng?
- A. Bay theo đường vòng.
- B. Bay theo đường thẳng.
- C. Bay theo đường dích dắc.
- D. Bay không có đường bay rõ rệt.
Câu 8: Thức ăn của cá voi xanh là gì?
- A. Tôm, cá và các động vật nhỏ khác.
- B. Rong, rêu và các thực vật thủy sinh khác.
- C. Phân của các loài động vật thủy sinh.
- D. Các loài sinh vật lớn.
Câu 9: Loài cá rất thông minh, thực hiện được các tiết mục xiếc
- A. Cá voi
- B. Cá đuối
- C. Cá heo
- D. Cá chép
Câu 10: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:
Cá voi có cơ thể …(1)…, có lớp mỡ dưới da …(2)… và …(3)… gần như tiêu biến hoàn toàn.
- A. (1): hình chữ nhật; (2): rất mỏng; (3): chi trước
- B. (1): hình thoi; (2): rất mỏng; (3): lông
- C. (1): hình thoi; (2): rất dày; (3): lông
- D. (1): hình thoi; (2): rất dày; (3): chi trước
Câu 11: Đặc điểm cơ thể Cá voi thích nghi với đời sống bơi lội
- A. Chi trước biến đổi thành vây bơi
- B. Có lớp mỡ dưới da rất dày
- C. Cơ thể hình thoi, lông tiêu biến
- D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 12: Phát biểu nào dưới đây về cá voi là sai?
- A. Bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.
- B. Chi sau biến đổi thành vây lưng và vây đuôi.
- C. Sống chủ yếu ở biển ôn đới và biển lạnh.
- D. Sinh sản trong nước và nuôi con bằng sữa mẹ.
Câu 13: Đặc điểm nào KHÔNG có ở cá voi xanh
- A. Có răng
- B. Chi trước biến đổi thành vây bơi
- C. Bơi uốn mình theo chiều dọc
- D. Chi sau tiêu biến
Câu 14: Loài nào là loài lớn nhất trong giới Động vật
- A. Cá heo
- B. Cá voi xanh
- C. Gấu
- D. Voi
Câu 15: Đặc điểm cơ thể Cá voi thích nghi với đời sống bơi lội
- A. Chi trước biến đổi thành vây bơi
- B. Có lớp mỡ dưới da rất dày
- C. Cơ thể hình thoi, lông tiêu biến
- D. Tất cả các ý trên đều đúng
=> Kiến thức Giải bài 49 sinh 7: Đa dạng của lớp Thú (tiếp). Bộ Dơi và bộ Cá voi
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 19: Một số Thân mềm khác
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 3: Các ngành giun (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì II (P4)
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 2: Ngành ruột khoang
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 6: Ngành động vật có xương (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 13: Giun đũa