Trắc nghiệm sinh học 7 chương 1: Ngành động vật nguyên sinh
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 7 chương 1: Ngành động vật nguyên sinh. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Quá trình tiêu hoá thức ăn của trùng biến hình là quá trình tiêu hoá:
- A. Vừa nội bào vừa ngoại bào.
- B. Nội bào.
- C. Ngoại bào.
- D. Nội bào hoặc ngoại bào tuỳ từng giai đoạn phát triển.
Câu 2: Cơ quan di chuyển của Động vật nguyên sinh sống kí sinh:
- A. Là roi bơi.
- B. Thường tiêu giảm.
- C. Là chân giả.
- D. Là lông bơi.
Câu 3: Trùng biến hình có tên gọi như vậy là do:
- A. Di chuyển bằng chân giả làm cơ thể thay đổi hình dạng
- B. Cơ thể cấu tạo đơn giản nhất
- C. Cơ thể trong suốt
- D. Không nhìn thấy chúng bằng mắt thường
Câu 4: Trùng roi xanh hô hấp bằng cách nào?
- A. Qua không bào co bóp và qua màng tế bào.
- B. Nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào.
- C. Qua không bào tiêu hóa.
- D. Qua không bào co bóp.
Câu 5: Trùng roi thường sống ở đâu?
- A. Trong các cơ thể động vật.
- B. Trong các cơ thể thực vật.
- C. Trong nước ao, hồ, đầm, ruộng và các vũng nước mưa.
- D. Trong nước biển.
Câu 6: Trùng sốt rét có đặc điểm:
- A. Di chuyển bằng chân giả, sinh sản theo kiểu phân đôi.
- B. Di chuyển bằng roi, sinh sản theo kiểu phân đôi.
- C. Di chuyển bằng chân giả rất ngắn, kí sinh ở thành ruột.
- D. Không có bộ phận di chuyển, sinh sản theo kiểu phân đôi.
Câu 7: Trùng kiết lị khác với trùng biến hình ở điểm nào?
- A. Có chân giả rất ngắn.
- B. Chỉ ăn hồng cầu.
- C. Thích nghi cao với đời sống kí sinh.
- D. Chỉ ăn hồng cầu, có chân giả rất ngắn, thích nghi cao với đời sống kí sinh.
Câu 8: Hình thức sinh sản chủ yếu của trùng roi xanh là
- A. mọc chồi.
- B. phân đôi.
- C. đẻ con.
- D. tạo bào tử.
Câu 9: Trùng roi xanh tiến về phía ánh sáng nhờ:
- A. Diệp lục, roi, điểm mắt.
- B. Roi, điểm mắt.
- C. Roi, diệp lục.
- D. Diệp lục, điểm mắt.
Câu 10: Động vật nguyên sinh tự do có những đặc điểm gì đặc trưng?
1. Cơ quan di chuyển phát triển nhanh.
2. Dinh dưỡng kiểu động vật.
3. Dinh dưỡng kiểu thực vật.
4. Là một mắt xích trong chuỗi thức ăn của tự nhiên.
- A. 1, 3, 4.
- B. 1, 4.
- C. 1, 2, 4
- D. 1, 2.
Câu 11: Hình thức sinh sản chủ yếu của trùng roi xanh là
- A. mọc chồi.
- B. phân đôi.
- C. đẻ con.
- D. tạo bào tử.
Câu 12: So với trùng biến hình chất bã được thải từ bất cứ vị trí nào trên cơ thể, trùng giày thải chất bã qua
- A. bất cứ vị trí nào trên cơ thể như ở trùng biến hình.
- B. không bào tiêu hoá.
- C. không bào co bóp.
- D. lỗ thoát ở thành cơ thể.
Câu 13: Dưới đây là 4 giai đoạn trùng biến hình bắt mồi và tiêu hoá mồi :
(1) : Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh.
(2) : Lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi.
(3) : Không bào tiêu hoá tạo thành bao lấy mồi, tiêu hoá mồi nhờ dịch tiêu hoá.
(4) : Khi một chân giả tiếp cận mồi (tảo, vi khuẩn, vụn hữu cơ…).
Em hãy sắp xếp các giai đoạn trên theo trình tự hợp lý ?
- A. (4) - (2) - (1) - (3).
- B. (4) - (1) - (2) - (3).
- C. (3) - (2) - (1) - (4).
- D. (4) - (3) - (1) - (2).
Câu 14: Sự khác nhau về nhân của trùng giày và trùng biến hình là
- A. trùng biến hình có 2 nhân, trùng giày có 1 nhân.
- B. trùng biến hình có 1 nhân, trùng giày có 3 nhân.
- C. trùng biến hình có 1 nhân, trùng giày có 2 nhân.
- D. trùng biến hình có 2 nhân, trùng giày có 3nhân.
Câu 15: Trong các động vật nguyên sinh sau, động vật nào có cấu tạo đơn giản nhất?
- A. Trùng roi.
- B. Trùng biến hình.
- C. Trùng giày.
- D. Trùng bánh xe.
Câu 16: Trong điều kiện tự nhiên, bào xác trùng kiết lị có khả năng tồn tại trong bao lâu?
- A. 3 tháng.
- B. 6 tháng.
- C. 9 tháng
- D. 12 tháng.
Câu 17: Trùng sốt rét lây nhiễm sang cơ thể người qua vật chủ trung gian nào?
- A. Muỗi Anôphen (Anopheles)
- B. Muỗi Mansonia.
- C. Muỗi Culex.
- D. Muỗi Aedes.
Câu 18: Vị trí kí sinh của trùng kiết kị trong cơ thể người là
- A. trong máu.
- B. khoang miệng.
- C. ở gan.
- D. ở thành ruột.
Câu 19: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những động vật nguyên sinh có chân giả?
- A. Trùng biến hình, trùng sốt rét, trùng lỗ.
- B. Trùng biến hình, trùng kiết lị, trùng lỗ.
- C. Trùng kiết lị, trùng roi xanh, trùng biến hình.
- D. Trùng giày, trùng kiết lị, trùng sốt rét.
Câu 20: Phát biểu nào dưới đây không đúng về trùng lỗ?
- A. Sống phổ biến ở biển.
- B. Có vỏ bằng đá vôi.
- C. Bắt mồi bằng lông bơi.
- D. Có ý nghĩa về địa chất.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây về động vật nguyên sinh là sai?
- A. Không có khả năng sinh sản vô tính.
- B. Kích thước hiển vi.
- C. Cấu tạo đơn bào.
- D. Sống trong nước, đất ẩm hoặc trong cơ thể sinh vật.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo)
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 4: Các ngành thân mềm
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 49: Đa dạng của lớp Thú (tiếp). Bộ Dơi và bộ Cá voi
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp Hình nhện
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 6: Ngành động vật có xương (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 7 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 53: Môi trường và sự vận động, di chuyển