Trắc nghiệm sinh học 7 bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những đại diện của ngành Giun đốt?
- A. Rươi, giun móc câu, sá vùng, vắt, giun chỉ
- B. Giun đỏ, giun chỉ, sá vùng, đỉa, giun đũa
- C. Rươi, giun đất, sá vùng, vắt, giun đỏ
- D. Giun móc câu, bông thùa, đỉa, giun kim, vắt
Câu 2: Ngành giun đất có khoảng bao nhiêu loài
- A. 6 nghìn
- B. 7 nghìn
- C. 8 nghìn
- D. 9 nghìn
Câu 3: Cấu trúc của giun đất tiến hóa hơn giun dẹp và giun tròn
- A. Hệ sinh dục
- B. Hệ tiêu hóa
- C. Hệ tuần hoàn
- D. Hệ thần kinh
Câu 4: Chọn phát biểu đúng về Giun đốt
- A. Có hệ tuần hoàn, có máu
- B. Chưa có hệ tuần hoàn, có máu
- C. Chưa có hệ tuần hoàn, không có máu
- D. Có hệ tuần hoàn, không có máu
Câu 5: Trong số các đặc điểm sau, đặc điểm có ở các đại diện của ngành Giun đốt là
1. Cơ thể phân đốt.
2. Có xoang cơ thể.
3. Bắt đầu có hệ tuần hoàn.
4. Hô hấp qua da hoặc mang.
Số phương án đúng là
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 6: Đặc điểm nhận dạng đơn giản nhất của các đại diện ngành Giun đốt là
- A. hô hấp qua mang.
- B. cơ thể thuôn dài và phân đốt.
- C. hệ thần kinh và giác quan kém phát triển.
- D. di chuyển bằng chi bên.
Câu 7: Giun đốt hô hấp qua
- A. Da
- B. Mang
- C. Phổi
- D. Cả a và b đúng
Câu 8: Loài nào KHÔNG sống tự do
- A. Giun đất
- B. Sa sùng
- C. Rươi
- D. Vắt
Câu 9: Thức ăn của đỉa là
- A. Máu
- B. Mùn hữu cơ
- C. Động vật nhỏ khác
- D. Thực vật
Câu 10: Đỉa sống
- A. Kí sinh trong cơ thể
- B. Kí sinh ngoài
- C. Tự dưỡng như thực vật
- D. Sống tự do
Câu 11: Phát biểu nào sau đây về đỉa là sai?
- A. Ruột tịt cực kì phát triển.
- B. Bơi kiểu lượn sóng.
- C. Sống trong môi trường nước lợ.
- D. Có đời sống kí sinh toàn phần.
Câu 12: Đặc điểm nào sau đây giúp đỉa thích nghi với lối sống kí sinh?
- A. Các tơ chi tiêu giảm.
- B. Các manh tràng phát triển để chứa máu.
- C. Giác bám phát triển.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 13: Loài nào thuộc ngành giun đốt được khai thác nuôi làm cảnh
- A. Giun đỏ
- B. Đỉa
- C. Rươi
- D. Giun đất
Câu 14: Phát biểu nào sau đây về rươi là đúng?
- A. Cơ thể phân đốt và chi bên có tơ.
- B. Sống trong môi trường nước mặn.
- C. Cơ quan cảm giác kém phát triển.
- D. Có đời sống bán kí sinh gây hại cho người và động vật.
Câu 15: Rươi di chuyển bằng
- A. giác bám.
- B. hệ cơ thành cơ thể.
- C. chi bên.
- D. tơ chi bên.
Câu 16: Loài nào sau đây gây hại cho con người
- A. Giun đất
- B. Giun đỏ
- C. Đỉa
- D. Rươi
Câu 17: Sá sùng sống trong môi trường
- A. nước ngọt.
- B. nước mặn.
- C. nước lợ.
- D. đất ẩm.
Câu 18: Giun đốt mang lại lợi ích gì cho con người
- A. Làm thức ăn cho người
- B. Làm thức ăn cho động vật khác
- C. Làm cho đất trồng xốp, thoáng, màu mỡ
- D. Tất cả a, b, c đều đúng
=> Kiến thức Giải bài 17 sinh 7: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 8: Thủy tức
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 51: Đa dạng của lớp Thú (tiếp). Các bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 47: Cấu tạo trong của thỏ
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 31: Cá chép
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 6: Ngành động vật có xương (P5)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 50: Đa dạng của lớp Thú (tiếp). Bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 11: Sán lá gan
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 8: Động vật và đời sống con người