Trắc nghiệm sinh học 8 chương 5: Tiêu hóa (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 8 chương 5: Tiêu hóa (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, học sinh có thể xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Quá trình biến đổi lí học và hoá học của thức ăn diễn ra đồng thời ở bộ phận nào dưới đây ?
- A. Khoang miệng
- B. Dạ dày
- C. Ruột non
- D. Tất cả các phương án còn lại'
Câu 2: Tuyến tiêu hoá nào dưới đây không nằm trong ống tiêu hoá ?
- A. Tuyến tuỵ
- B. Tuyến vị
- C. Tuyến ruột
- D. Tuyến nước bọt
Câu 3: Loại đường nào dưới đây được hình thành trong khoang miệng khi chúng ta nhai kĩ cơm ?
- A. Lactôzơ
- B. Glucôzơ
- C. Mantôzơ
- D. Saccarôzơ
Câu 4: Ở người, dịch tiêu hoá từ tuyến tuỵ sẽ đổ vào bộ phận nào ?
- A. Thực quản
- B. Ruột già
- C. Dạ dày
- D. Ruột non
Câu 5: Sau khi trải qua quá trình tiêu hoá ở ruột non, prôtêin sẽ được biến đổi thành
- A. glucôzơ.
- B. axit béo.
- C. axit amin.
- D. glixêrol.
Câu 6: Loại dịch nào đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình tiêu hoá thức ăn ở ruột non ?
- A. Dịch tuỵ
- B. Dịch ruột
- C. Dịch mật
- D. Dịch vị
Câu 7: Tại ruột già xảy ra hoạt động nào dưới đây ?
- A. Hấp thụ lại nước
- B. Tiêu hoá thức ăn
- C. Hấp thụ chất dinh dưỡng
- D. Nghiền nát thức ăn
Câu 8: Các chất dinh dưỡng được hấp thụ qua đường máu sẽ đổ về đâu trước khi về tim ?
- A. Tĩnh mạch chủ dưới
- B. Tĩnh mạch cảnh trong
- C. Tĩnh mạch chủ trên
- D. Tĩnh mạch cảnh ngoài
Câu 9: Biện pháp nào dưới đây giúp làm tăng hiệu quả tiêu hoá và hấp thụ thức ăn ?
- A. Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ khi ăn
- B. Ăn đúng giờ, đúng bữa và hợp khẩu vị
- C. Tất cả các phương án còn lại
- D. Ăn chậm, nhai kĩ
Câu 10: Mỗi ngày, một người bình thường tiết khoảng bao nhiêu ml nước bọt ?
- A. 1000 – 1500 ml
- B. 800 – 1200 ml
- C. 400 – 600 ml
- D. 500 – 800 ml
Câu 11: Thành phần nào dưới đây của thức ăn hầu như không bị tiêu hoá trong khoang miệng ?
- A. Nước
- B. Lipit
- C. Vitamin
- D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 12: Từ ngoài vào trong, các cơ của dạ dày sắp xếp theo trật tự như thế nào ?
- A. Cơ dọc – cơ chéo – cơ vòng
- B. Cơ chéo – cơ vòng – cơ dọc
- C. Cơ dọc – cơ vòng – cơ chéo
- D. Cơ vòng – cơ dọc – cơ chéo
Câu 13: Chất nhày trong dịch vị có tác dụng gì ?
- A. Bảo vệ dạ dày khỏi sự xâm lấn của virut gây hại.
- B. Dự trữ nước cho hoạt động co bóp của dạ dày
- C. Chứa một số enzim giúp tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn
- D. Bao phủ bề mặt niêm mạc, giúp ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl.
Câu 14: Trong ống tiêu hoá ở người, dịch ruột được tiết ra khi nào ?
- A. Khi thức ăn chạm lên niêm mạc dạ dày
- B. Khi thức ăn chạm lên niêm mạc ruột
- C. Khi thức ăn chạm vào lưỡi
- D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 15: Khi ăn rau sống không được rửa sạch, ta có nguy cơ
- A. mắc bệnh sởi.
- B. nhiễm giun sán.
- C. mắc bệnh lậu.
- D. nổi mề đay.
Câu 16: Bệnh đau dạ dày có thể phát sinh từ nguyên nhân nào dưới đây ?
- A. Tất cả các phương án còn lại
- B. Căng thẳng thần kinh kéo dài
- C. Ăn các loại thức ăn thô cứng hoặc quá cay nóng
- D. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori
Câu 17: Sắp xếp các quá trình sau theo diễn biến của quá trình tiêu hóa xảy ra trong cơ thể.
- A. Ăn và uống => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => tiêu hóa thức ăn => hấp thụ các chất dinh dưỡng => thải phân.
- B. Ăn và uống => tiêu hóa thức ăn => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => hấp thụ các chất dinh dưỡng => thải phân.
- C. Ăn và uống => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => hấp thụ các chất dinh dưỡng => tiêu hóa thức ăn => thải phân.
- D. Ăn và uống => hấp thụ các chất dinh dưỡng =>vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => tiêu hóa thức ăn => thải phân.
Câu 18: Hoạt động đảo trộn thức ăn được thực hiện bởi các cơ quan:
- A. Răng, lưỡi, cơ má.
- B. Răng và lưỡi
- C. Răng, lưỡi, cơ môi, cơ má
- D. Răng, lưỡi, cơ môi.
Câu 19: Sự kiện nào sau đây xảy ra khi chúng ta nuốt thức ăn?
- A. Lưỡi nâng lên
- B. Khẩu cái mềm hạ xuống
- C. Nắp thanh quản đóng kín đường tiêu hóa
- D. Tất cả đều đúng
Câu 20: Vi khuẩn Helicobacter pylori – thủ phạm gây viêm loét dạ dày – kí sinh ở đâu trên thành cơ quan này ?
- A. Lớp dưới niêm mạc
- B. Lớp niêm mạc
- C. Lớp cơ
- D. Lớp màng bọc
Câu 21: Các hoạt động tiêu hóa diễn ra ở dạ dày là:
1. Tiết dịch vị.
2. Tiết nước bọt
3. Tạo viên thức ăn
4. Biến đổi lí học của thức ăn: sự co bóp của dạ dày
5. Nuốt
6. Biến đổi hóa học của thức ăn: nhờ các enzyme
7. Đẩy thức ăn xuống ruột.
Những hoạt động tiêu hóa ở dạ dày là:
- A. 1,2,4,6
- B. 1,4,6,7
- C. 2,4,5,7
- D. 1,4,6,7
Câu 22: Loại vitamin nào dưới đây được vận chuyển theo con đường bạch huyết về tim ?
- A. Vitamin B1
- B. Vitamin E
- C. Vitamin C
- D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 23: Loại đồ ăn/thức uống nào dưới đây tốt cho hệ tiêu hoá ?
- A. Nước giải khát có ga
- B. Xúc xích
- C. Lạp xưởng
- D. Khoai lang
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 46: Trụ não, tiểu não, não trung gian
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh
- Trắc nghiệm sinh học 8 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 42: Vệ sinh da
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 58: Tuyến sinh dục
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 4: Mô
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 59: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 45: Dây thần kinh tủy
- Trắc nghiệm sinh học 8 chương 8: Da (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 28: Tiêu hóa ở ruột non
- Trắc nghiệm sinh học 8 bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch tuyết