Trắc nghiệm sinh học 9 chương 3: Con người, dân số và môi trường
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 9 chương 3: Con người, sinh thái và môi trường. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Nguồn ô nhiễm nhân tạo gây ra là do
- A. Hoạt động công nghiệp
- B. Hoạt động giao thông vận tải
- C. Đốt cháy nguyên liệu trong sinh hoạt
- D. Hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, đốt cháy nhiên liệu trong sinh hoạt .
Câu 2: Để góp phần bảo vệ rừng, điều không nên là:
- A. Chấp hành tốt các qui định về bảo vệ rừng
- B. Tiếp tục trồng cây gây rừng, chăm sóc rừng hiện có
- C. Khai thác sử dụng nhiều hơn cây rừng và thú rừng
- D. Kết hợp khai thác hợp lí với qui hoạch phục hồi và làm tái sính rừng
Câu 3: Để bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp, biện pháp cần làm là:
- A. Không lạm dụng thuốc trừ sâu trên đồng ruộng
- B. Tăng cường bón thật nhiều phân bón hoá học cho cây trồng
- C. Dùng thuốc diệt cỏ để phòng trừ cỏ dại
- D. Cả 3 biện pháp nêu trên
Câu 4: Vì sao việc giữ gìn thiên nhiên hoang dã là góp phần giữ cân bằng sinh thái?
- A. Bảo vệ các loại động vật hoang dã
- B. Bảo vệ môi trường sống của sinh vật
- C. Bảo vệ tài nguyên thực vật rừng
- D. Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ được các loài sinh vật hoang dã và môi trường sống của chúng, là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái
Câu 5: Nguyên nhân dẫn đến bệnh tả, lị
- A. Thức ăn không vệ sinh, nhiễm vi khuẩn E. Coli
- B. Thức ăn không rửa sạch
- C. Môi trường sống không vệ sinh
- D. Thức ăn không vệ sinh, nhiễm vi khuẩn E. Coli, thức ăn không rửa sạch, môi trường sống không vệ sinh
Câu 6: Con người phải có trách nhiệm gì để góp phần phát triển bền vững ?
- A. Bảo vệ môi trường sống và thiên nhiên
- B. Khai thác, sử dụng và phục hồi tài nguyên thiên nhiên
- C. Không tác động vào môi trường
- D. Cả A, B và C
Câu 7: Để bảo vệ và cải tạo môi trường, cần những điều kiện nào sau đây ?
- A. Phát triển dân số một cách hợp lí
- B. Bảo vệ các loài sinh vật, sử dụng có hiệu quả và hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- C. Giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm ; cải tạo giống vật nuôi, cây trồng để cho năng suất cao
- D. Cả A, B và C
Câu 8: Trên Trái đất có nhiều loại môi trường khác nhau. Các môi trường này khác nhau ở những đặc tính nào?
- A. Đặc tính vật lí, đặc tính hoá học
- B. Đặc tính sinh học, đặc tính hoá học
- C. Đặc tính vật lí, đặc tính sinh học
- D. Đặc tính vật lí, đặc tính hoá học và đặc tính sinh học
Câu 9: Biện pháp xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia có hiệu quả chính nào sau đây?
- A. Phục hồi các hệ sinh thoái đã bị thoái hoá
- B. Góp phần bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng, giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn gen sinh vật
- C. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của người dân
- D. Tăng cường công tác trồng rừng
Câu 10: Nguyên nhân chủ yếu làm cho nhiều động vật bị diệt vong là
- A. do dân số tăng nhanh nên làm tăng nạn phá rừng.
- B. do sự săn bắn động vật bừa bãi.
- C. do nhu cầu của con người ngày càng tăng.
- D. do sự thay đối của điều kiện khí hậu.
Câu 11: Thời kì nguyên thuỷ, con người tác động vào môi trường tự nhiên như thế nào ?
- A. Con người hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên.
- B. Việc sử dụng lửa nấu nưởng thức ăn, sưởi ấm, dồn thú để bán đã gây rừng, tác hại xấu đến môi trường,
- C. Con người sinh sống bằng hái lượm và săn bắn.
- D. Giữa con người và môi trường tự nhiên đã thiết lập một mối quan hệ gắn bó.
Câu 12: Nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu là từ chất thải của
- A. Công trường khai thác chất phóng xạ.
- B. Nhà máy điện nguyên tử
- C. Thử vũ khí hạt nhân
- D. Công trường khai thác chất phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử, việc thử vũ khí hạt nhân
Câu 13: Biện pháp dưới đây góp phần vào việc bảo vệ nguồn tài nguyên hoang dã là:
- A. Không cày xới đất để làm ruộng nương trên sườn đồi dốc để tránh sạt lở, xói mòn
- B. Đẩy mạnh việc thuần hoá động, thực vật, lai tạo các dạng động, thực vật mới có chất lượng và chống chịu tốt
- C. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên
- D. Các biện pháp trên đều đúng
Câu 14: Khắc phục ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật gồm các biện pháp nào?
- A. Biện pháp sinh học và biện pháp canh tác
- B. Biện pháp canh tác, bón phân
- C. Bón phân, biện pháp sinh học
- D. Biện pháp sinh học, biện pháp canh tác, bón phân hợp lí .
Câu 15: Các chất bảo vệ thực vật và những chất độc hoá học thường được tích tụ ở đâu ?
- A. Đất, nước
- B. Nước, không khí
- C. Đất, nưởc, không khí và trong cơ thể sinh vật
- D. Không khí, đất
Câu 16: Từ khi con người xuất hiện trên Trái Đất, con người tác động tới môi trường ở các thời kì nào sau đây ?
- A. Thời kì xã hội nguyên thuỷ, thời kì xã hội nông nghiệp và thời kì xã hội công nghiệp
- B. Thời kì xã hội nông nghiệp và thời kì xã hội công nghiệp
- C. Thời kì xã hội công nghiệp và thời kì xã hội nguyên thuỷ
- D. Thời kì nguyên thuỷ và thời kì xã hội nông nghiệp
Câu 17: Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là
- A. bảo vệ các loài sinh vật.
- B. xây dựng các vườn quốc gia.
- C. bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng.
- D. bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
Câu 18: Mỗi quốc gia chỉ có thể phát triển bền vững trong điều kiện nào sau đây ?
- A. Môi trường sống và thiên nhiên được bảo vệ tốt
- B. Duy trì được cân bằng sinh thái
- C. Khai thác, sử dụng và phục hồi hợp lí tài nguyên thiên nhiên
- D. Cả A, B và C
Câu 19: Biện pháp nào sau đây được coi là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường ?
- A. Trồng nhiều cây xanh
- B. Xây dựng các nhà máy xử lí rác thải
- C. Bảo quản và sử dựng hợp lí hoá chất bảo vệ thực vật
- D. Giáo dục nâng cao ý thức cho mọi người về bảo vệ môi trường
Câu 20: Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm sinh học do vi sinh vật gây bệnh là gì ?
- A. Các chất thải không được thu gom
- B. Các chất thải không được xử lí
- C. Vi sinh vật gây bệnh phát triển trên những chất thải không được thu gom và không được xử lí đúng cách
- D. Các chất thải được thu gom nhưng lại không được xử lí
Câu 21: Những dấu hiệu của ô nhiễm môi trường là gì ?
- A. Thành phần không khí, đất và nưởc thay đổi theo hưởng có hại
- B. Sự gia tăng tiếng ồn
- C. Sự gia tăng các chất bụi trong không khí
- D. Cả A, B và C
Câu 22: Những hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường
- A. đốt phá rừng bừa bãi.
- B. đốt nhiên liệu, hoạt động của núi lửa, lũ lụt.
- C. dùng không đúng cách thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm.
- D. cả A, B và C.
Câu 23: Một số hoạt động gây ô nhiễm không khí như
- A. Cháy rừng, các phương tiện vận tải
- B. Cháy rừng, đun nấu trong gia đình
- C. Phương tiện vận tải, sản xuất công nghiệp
- D. Cháy rừng, phương tiện vận tải, đun nấu trong gia đình, sản xuất công nghiệp
Câu 24: Đối với những vùng đất trồng, đồi núi trọc thì biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất là:
- A. Trồng cây, gây rừng
- B. Tiến hành chăn thả gia súc
- C. Cày xới để làm nương, rẫy sản xuất cây lương thực
- D. Làm nhà ở
Câu 25: Khắc phục ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật gồm các biện pháp nào?
- A. Biện pháp sinh học và biện pháp canh tác
- B. Biện pháp canh tác, bón phân
- C. Bón phân, biện pháp sinh học
- D. Biện pháp sinh học, biện pháp canh tác, bón phân hợp lí .
Câu 26: Trồng cây gây rừng có tác dụng gì ?
- A. Phục hồi “lá phổi của Trái Đất” đã bị tàn phá, chống hạn hán
- B. Thay đổi chỗ ở cho nhiều loài sinh vật
- C. Thay đổi nguồn nưởc ngầm
- D. Cả A, B và C
Câu 27: Hoạt động nào thải ra các chất thải rắn không được xử lí, gây ô nhiễm môi trường ?
- A, Hoạt động sản xuất công nghiệp của con người
- B. Hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người
- C. Hoạt động y tế và sinh hoạt hằng ngày của con
- D. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người
Câu 28: Để phòng chống ô nhiễm môi trường, trong các biện pháp sau biện pháp nào là quan trọng hơn ?
- A. Chống xói mòn và chống làm kiệt quệ đất, sử dụng tài nguyên hợp lí.
- B. Hạn chế những sinh vật gây hại.
- C. Sử dụng công nghệ để cải tạo các giống cây trồng, vật nuôi.
- D. Khai thác tài nguyên động vật và thực vật có kế hoạch.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 18: Protein
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 2: Hệ sinh thái (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 54: Ô nhiễm môi trường
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 2: Hệ sinh thái (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 4: Biến dị (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 31: Công nghệ tế bào
- Trắc nghiệm sinh học 9 chương 5: Di truyền học người
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 15: ADN
- Trắc nghiệm sinh học 9 bài 30: Di truyền học với con người
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn sinh học 9 lên 10 (đề 10)