Trắc nghiệm sinh học 9 học kì II (P4)

15 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 9 học kì II (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Quần thể người có đặc trưng nào sau đây khác so với quần thể sinh vật?

  • A. Tỉ lệ giới tính
  • B. Thành phần nhóm tuổi
  • C. Mật độ
  • D. Đặc trưng kinh tế xã hội

Câu 2: Những cây gỗ cao, sống chen chúc, tán lá hẹp phân bố chủ yếu ở:

  • A. Thảo nguyên.
  • B. Rừng ôn đới.
  • C. Hoang mạc.
  • D. Rừng mưa nhiệt đới.

Câu 3: Cho chuỗi thức ăn đơn giản còn để chỗ trống sau:

Cây gỗ -> (........) -> Chuột -> Rắn -> Vi sinh vật

Loài nào sau đây điền vào chỗ trống là hợp lí nhất?

  • A. Mèo
  • B. Sâu ăn lá cây
  • C. Bọ ngựa
  • D. Ếch

Câu 4: Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy chất dinh dưỡng và máu từ cơ thể vật chủ là đặc điểm của mối quan hệ khác loài nào sau đây?

  • A. Sinh vật ăn sinh vật khác.
  • B. Hội sinh.
  • C. Cạnh tranh.
  • D. Kí sinh.

Câu 5: Công nghệ cấy chuyển phôi ở bò được ứng dụng vào thực tiễn:

  • A. Giúp tăng nhanh đàn bò sữa hoặc bò thịt.
  • B. Giảm thời gian tạo giống bò.
  • C. Xác định sớm kiểu gen cho sản lượng sữa cao, giúp chọn nhanh bò làm giống.
  • D. Giúp tăng nhanh đàn bò sữa hoặc bò thịt, giảm thời gian tạo giống bò.

Câu 6: Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình nào?

  • A. Số lượng các loài trong quần xã.
  • B. Thành phần loài trong quần xã.
  • C. Số lượng các cá thể của từng loài trong quần xã.
  • D. Số lượng và thành phần loài trong quần xã.

Câu 7: Ở nhiệt độ quá cao (cao hơn 400C) hay quá thấp (00C) các hoạt động sống của hầu hết các loại cây xanh diễn ra như thế nào?

  • A. Các hạt diệp lục được hình thành nhiều.
  • B. Quang hợp tăng - hô hấp tăng.
  • C. Quang hợp giảm - hô hấp tăng.
  • D. Quang hợp giảm thiểu và ngưng trệ, hô hấp ngưng trệ.

Câu 8: Vào các tháng mùa mưa trong năm, số lượng muỗi tăng nhiều. Đây là dạng biến động số lượng:

  • A. Theo chu kỳ ngày đêm.
  • B. Theo chu kỳ nhiều năm.
  • C. Theo chu kỳ mùa.
  • D. Không theo chu kỳ.

Câu 9: Nguyên nhân gây cháy nhiều khu rừng thời nguyên thuỷ là do

  • A. Con người dùng lửa để lấy ánh sáng.
  • B. Con người dùng lửa để nấu nướng thức ăn.
  • C. Con người dùng lửa sưởi ấm.
  • D. Con người đốt lửa dồn thú dữ vào các hố sâu để bắt.

Câu 10: Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất khi thực hiện phép lai giữa:

  • A. Các cá thể khác loài.
  • B. Các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
  • C. Các cá thể được sinh ra từ một cặp bố mẹ.
  • D. Hoa đực và hoa cái trên cùng một cây.

Câu 11: Biện pháp hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn

  • A. Xây dựng nhà máy tái chế chất thải thành nguyên liệu, đồ dùng ..
  • B. Tạo bể lắng và lọc nước thải.
  • C. Trồng nhiều cây xanh.
  • D. Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn.

Câu 12: Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường là gì ?

  • A. Do hoạt động của con người gây ra.
  • B. Do 1 số hoạt động của tự nhiên (núi lửa, lũ lụt...).
  • C. Do con người thải rác ra sông.
  • D. Do hoạt động của con người gây ra và do 1 số hoạt động của tự nhiên.

Câu 13: Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1, còn sau đó giảm dần qua các thế hệ?

  • A. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ các tổ hợp đồng hợp trội giảm dần và không được biểu hiện.
  • B. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ các tổ hợp đồng hợp trội biểu hiện các đặc tính xấu.
  • C. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ dị hợp giảm dần, đồng hợp lặn tăng dần và biểu hiện các đặc tính xấu.
  • D. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ dị hợp giảm dần, đồng hợp trội tăng dần và biểu hiện các đặc tính xấu.

Câu 14: Tài nguyên dưới đây có giá trị vô tận là:

  • A. Dầu mỏ, than đá và khí đốt
  • B. Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật
  • C. Năng lượng mặt trời
  • D. Cây rừng và thú rừng

Câu 15: Lưới thức ăn là:

  • A. Gồm một chuỗi thức ăn.
  • B. Gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
  • C. Gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
  • D. Gồm ít nhất là 1 chuỗi thức ăn trở lên.

Câu 16: Nếu ở thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa, phải trải qua 2 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ của thể dị hợp còn lại ở thế hệ con lai F2 là:

  • A. 25%.
  • B. 12,5%.
  • C. 50%.
  • D. 75%.

Câu 17: Những hành động nào sau đây làm suy thoái môi trường:

  • A. Trồng cây trên đồi trọc.
  • B. Săn bắt động vật quý hiếm.
  • C. Không chặt phá rừng bừa bãi.
  • D. Săn bắt động vật quý hiếm – phun thuốc trừ sâu.

Câu 18: Thế nào là môi trường sống của sinh vật?

  • A. Là nơi tìm kiếm thức ăn, nước uống của sinh vật.
  • B. Là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.
  • C. Là nơi ở của sinh vật.
  • D. Là nơi kiếm ăn, làm tổ của sinh vật.

Câu 19: Ở đa số động vật, tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng hoặc con non mới nở thường là:

  • A. 50/50
  • B. 70/30
  • C. 75/25
  • D. 40/60

Câu 20: Nhược điểm của phương pháp chọn lọc cá thể là:

  • A. Ứng dụng không có hiệu quả trên cây trồng.
  • B. Ứng dụng có hiệu quả trên cây trồng nhưng không có hiệu quả trên vật nuôi.
  • C. Hiệu quả thu được thấp hơn so với chọn lọc hàng loạt.
  • D. Công phu, tốn kém nên khó áp dụng rộng rãi.

Câu 21: Để vừa khai thác nguồn tài nguyên biển, vừa bảo vệ môi trường biển và phục hồi tài nguyên biển, cần phải:

  • A. Khai thác hợp lí kết hợp cải tạo, phục hồi và nuôi bổ sung.
  • B. Đánh bắt hải sản bằng chất nổ.
  • C. Tăng cường đánh bắt ở ven bờ.
  • D. Dùng hóa chất hoặc xung điện để đánh bắt hải sản.

Câu 22: Ở động vật biến nhiệt thì nhiệt độ cơ thể như thế nào?

  • A. Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
  • B. Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
  • C. Nhiệt độ cơ thể thay đổi không theo sự tăng hay giảm nhiệt độ môi trường.
  • D. Nhiệt độ cơ thể thay đổi ngược với nhiệt độ môi trường.

Câu 23: Đối với chất thải công nghiệp và sinh hoạt, Luật Bảo vệ môi trường quy định:

  • A. Có thể đưa trực tiếp ra môi trường.
  • B. Có thể tự do chuyên chở chất thải từ nơi này đến nơi khác.
  • C. Các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp.
  • D. Chôn vào đất.

Câu 24: Tự thụ phấn là hiện tượng thụ phấn xảy ra giữa:

  • A. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau.
  • B. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau và mang kiểu gen khác nhau.
  • C. Hoa đực và hoa cái trên cùng một cây.
  • D. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau nhưng mang kiểu gen giống nhau.

Câu 25: Điều kiện nào dưới đây phù hợp với quan hệ hỗ trợ?

  • A. Diện tích chỗ ở hợp lí, nguồn sống đầy đủ.
  • B. Môi trường sống ấm áp.
  • C. Khả năng sinh sản giảm.
  • D. Số lượng cá thể cao.

Câu 26: Khi nào các yếu tố của môi trường như đất, nước, không khí, sinh vật đóng vai trò của một nhân tố sinh thái?

  • A. Khi các yếu tố của môi trường tác động lên đời sống sinh vật.
  • B. Khi sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường.
  • C. Khi các yếu tố của môi trường không ảnh hưởng lên đời sống sinh vật.
  • D. Khi sinh vật có ảnh hưởng gián tiếp đến môi trường.

Câu 27: Hiện trạng rừng ở nước ta như thế nào?

  • A. Tỉ lệ đất được che phủ của rừng trên 50%.
  • B. Rừng đang dần bị thu hẹp, đặc biệt rừng nguyên sinh đang bị phá hoại.
  • C. Rừng đầu nguồn tự nhiên đang phát triển tốt, góp phần làm giảm lũ lụt.
  • D. Rừng được bảo vệ tốt, các loài chim di cư đang xuất hiện trở lại.

Câu 28: Trong một quần xã sinh vật, loài ưu thế là:

  • A. Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.
  • B. Loài có số lượng cá thể cái đông nhất.
  • C. Loài đóng vai trò quan trọng (số lượng lớn).
  • D. Loài có tỉ lệ đực/ cái ổn định nhất.

Câu 29: Các phương pháp được sử dụng trong chọn giống vật nuôi là:

  • A. Tạo giống mới, cải tạo giống địa phương.
  • B. Tạo giống ưu thế lai (giống lai F1), nuôi thích nghi các giống nhập nội.
  • C. Tạo giống mới, cải tạo giống địa phương, tạo giống ưu thế lai (giống lai F1), nuôi thích nghi các giống nhập nội, ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống.
  • D. Tạo giống mới, tạo ưu thế lai, ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống.

Câu 30: Để bảo vệ rừng và tài nguyên rừng, biện pháp cần làm là:

  • A. Không khai thác sử dụng nguồn lợi từ rừng nữa.
  • B. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia.
  • C. Tăng cường khai thác nhiều hơn nguồn thú rừng.
  • D. Chặt phá các khu rừng già để trồng lại rừng mới.

Câu 31: Tháp dân số già có đặc điểm là:

  • A. Đáy trung bình, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao.
  • B. Đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao.
  • C. Đáy rộng , đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao.
  • D. Đáy rộng, đỉnh nhọn, cạnh tháp xiên nhiều, biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp, tuổi thọ trung bình cao.

Câu 32: Ngày nay, nhờ kĩ thuật giữ tinh đông lạnh, thụ tinh nhân tạo và kĩ thuật kích thích nhiều trứng rụng một lúc để thụ tinh, việc tạo con lai kinh tế có nhiều thuận lợi đối với các vật nuôi nào sau đây?

  • A. Bò và lợn.
  • B. Gà và lợn.
  • C. Vịt và cá.
  • D. Bò và vịt.

Câu 33: Trong các phương tiện giao thông sau phương tiện nào không gây khí thải

  • A. Xe đạp.
  • B. Xe gắn máy.
  • C. Xe ô tô.
  • D. Ô tô buýt.

Câu 34: Quan hệ nào sau đây là quan hệ cộng sinh?

  • A. Vi khuẩn trong nốt sần rễ cây họ đậu.
  • B. Địa y bám trên cành cây.
  • C. Giun đũa sống trong ruột người.
  • D. Cây nấp ấm bắt côn trùng.

Câu 35: Cây ưa bóng thường sống nơi nào?

  • A. Nơi ít ánh sáng tán xạ.
  • B. Nơi có độ ẩm cao.
  • C. Nơi ít ánh sáng và ánh sáng tán xạ chiếm chủ yếu.
  • D. Nơi ít ánh sáng tán xạ hoặc dưới tán cây khác.

Câu 36: Nguồn gốc gây ô nhiễm sinh học chủ yếu do các chất thải như

  • A. Phân, rác, nước thải sinh hoạt.
  • B. Nước thải sinh hoạt, nước thải từ các bệnh viện.
  • C. Phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải từ các bệnh viện.
  • D. Xác chết của các sinh vật, nước thải từ các bệnh viện.

Câu 37: Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật tự nhiên?

  • A. Bầy khỉ mặt đỏ sống trong rừng.
  • B. Đàn cá sống ở sông
  • C. Đàn chim sống trong rừng.
  • D. Đàn chó nuôi trong nhà.

Câu 38: Đặc điểm nào sau đây không phải là mục đích của việc ứng dụng tự thụ phấn và giao phối gần vào chọn giống và sản xuất:

  • A. Tạo ra dòng thuần dùng để làm giống.
  • B. Tập hợp các đặc tính quý vào chọn giống và sản xuất.
  • C. Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn.
  • D. Phát hiện và loại bỏ những gen xấu ra khỏi quần thể.

Câu 39: Nhóm sinh vật nào dưới đây được xếp vào nhóm thực vật chịu hạn?

  • A. Cây rau mác, cây xương rồng, cây phi lao.
  • B. Cây thuốc bỏng, cây thông, cây rau bợ.
  • C. Cây xương rồng, cây thuốc bỏng, cây thông, cây phi lao.
  • D. Cây xương rồng, cây phi lao, cây rau bợ, cây rau mác.

Câu 40: Nền nông nghiệp hình thành, con người phải sống định cư dẫn đến nhiều vùng rừng bị chuyển đổi thành

  • A. Khu dân cư và khu sản suất nông nghiệp.
  • B. Khu sản xuất nông nghiệp .
  • C. Khu chăn thả vật nuôi.
  • D. Khu dân cư.
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội