Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 30: Khám phá thế giới

10 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 tập 2 tuần 30: Khám phá thế giới. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ma-gien-lăng là người nước nào?

  • A. Bồ Đào Nha
  • B. Tây Ban Nha
  • C. Anh
  • D. Mĩ

Câu 2: Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?

  • A. đi theo lời mời của một người bạn.
  • B. vì người đứng đầu đất nước yêu cầu ông phải đi.
  • C. khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
  • D. du lịch vòng quanh thế giới bằng đường biển.

Câu 3: Câu cảm (câu cảm thán) nhằm mục đích gì?

  • A. Bày tỏ sự thắc mắc, hiếu kì của người nói.
  • B. Nêu ra một yêu cầu hoặc đề nghị của người nói.
  • C. Thông báo, trình bày một nội dung nào đó.
  • D. Bộc lộ cảm xúc của người nó

Câu 4: Vì sao trong bài thơ " Dòng sông mặc áo", tác giả nói là dòng sông “điệu”?

  • A. vì dòng sông uốn lượn quanh co như hình dáng của người con gái mới lớn.
  • B. vì dòng sông khi cạn khi đầy như tính cách thất thường của người con gái.
  • C. vì dòng sông luôn thay đổi màu sắc giống như con người thay đổi màu áo.
  • D. vì dòng sông lững lờ chảy giống như con người dịu dàng hết mực.

Câu 5: Những từ ngữ sau đây thuộc nhóm từ nào?

Núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, mưa gió, tuyết, cái đói, cái khát, sự cô đơn

  • A. Những đồ dùng cần thiết cho cuộc thám hiểm
  • B. Những khó khăn, nguy hiểm cần vượt qua trong cuộc thám hiểm
  • C. Những đức tính cần thiết của người tham gia đoàn thám hiểm
  • D. Những địa điểm có thể đi thám hiểm

Câu 6: Dòng sông thay đổi màu sắc vào những thời điểm nào trong ngày?

  • A. đêm xuống – sáng sớm – trưa nắng – chiều buông
  • B. nắng lên – trưa về - chiều trôi – đêm đến – khuya về - sáng ra
  • C. sáng sớm – trưa nắng – hoàng hôn – đêm xuống – quá nửa đêm
  • D. hoàng hôn – đêm xuống – trăng lên – sáng sớm

Câu 7: Đoàn thám hiểm đã gặp phải những khó khăn gì dọc đường đi?

  • A. Cạn kiệt thức ăn và nước ngọt
  • B. Giao tranh với thổ dân
  • C. Bão biển
  • D. Cả A và B đúng

Câu 8: Đoàn thám hiểm lên đường với mấy chiến thuyền lớn?

  • A. Bốn chiếc thuyền lớn
  • B. Năm chiếc thuyền lớn
  • C. Sáu chiếc thuyền lớn
  • D. Bẩy chiếc thuyền lớn

Câu 9: Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày?

  • A. lụa đào – áo xanh – hây hây ráng vàng – nhung tím – áo đen – áo hoa
  • B. áo hoa – áo vàng chói mắt – lụa đào – hây hây ráng vàng – nhung tím – áo đen
  • C. áo đen – áo hoa – áo xanh – lụa đào – hây hây ráng vàng – nhung mịn màng
  • D. áo xanh – lụa đào – hây hây ráng vàng – nhung tím – áo đen – áo trắng

Câu 10: Đoàn thám hiểm đã đạt được những kết quả gì?

  • A. Phát hiện trái đất hình cầu
  • B. Đo đạc được chính xác diện tích của các đại dương trên thế giới
  • C. Chụp được rất nhiều cảnh đẹp và khám phá nhiều loài sinh vật quý hiếm.
  • D. Khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.

Câu 11: Cách nói “dòng sông mặc áo” có gì hay?

  • A. làm cho câu thơ khó hiểu, tối nghĩa
  • B. làm cho dòng sông trở nên xa cách, khó hiểu, khó hình dung.
  • C. hình ảnh nhân hóa làm cho con sông thêm gần gũi và nổi bật sự thay đổi màu sắc của sông.
  • D. hình ảnh nhân hóa làm cho con sông thêm xa lạ, khiến người đọc khó hình dung.

Câu 12: Trong câu cảm thán, thường có các từ ngữ nào xuất hiện?

  • A. Hãy, đừng, chớ, không nên,…
  • B. được không, có được không, vậy sao, thế nào,…
  • C. là, đã, đang,..
  • D. ôi chao, chà, trời; quá, lắm, thât,…

Câu 13: Câu chuyện giúp con hiểu những điều gì về các nhà thám hiểm?

  • A. Các nhà thám hiểm là những người vô cùng rảnh rỗi.
  • B. Các nhà thám hiểm là những người không giỏi đánh nhau.
  • C. Các nhà thám hiểm nên chuẩn bị nhiều thức ăn trên thuyền.
  • D. Các nhà thám hiểm rất dũng cảm, dám vượt qua khó khăn để đạt được mục đích.
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội