Trắc nghiệm vật lí 6 chương 2: Nhiệt học (P3)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 6 chương 2: Nhiệt học (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Hãy dự đoán chiều cao của một chiếc cột bằng sắt sau mỗi năm.
- A. Không có gì thay đổi.
- B. Vào mùa hè cột sắt dài ra và vào mùa đông cột sắt ngắn lại.
- C. Ngắn lại sau mỗi năm do bị không khí ăn mòn.
- D. Vào mùa đông cột sắt dài ra và vào mùa hè cột sắt ngắn lại.
Câu 2: Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng, người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới tụt xuống một tí, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Điều đó chứng tỏ:
- A. Thể tích của nước tăng nhiều hơn thể tích của bình
- B. Thể tích của nước tăng ít hơn thể tích của bình
- C. Thể tích của nước tăng, của bình không tăng
- D. Thể tích của nước tanwg trước, thể tích của bình không tăng
Câu 3: Đun nóng một lượng nước đá từ 0oC đến 100oC. Khối lượng và thể tích lượng nước đó thay đổi như thế nào?
- A. Khối lượng không đổi, ban đầu thể tích giảm sau đó tăng.
- B. Khối lượng không đổi, thể tích giảm.
- C. Khối lượng tăng, thể tích giảm.
- D. Khối lượng tăng, thể tích không đổi.
Câu 4: Hộp quẹt ga khi còn đầy ga trong quẹt nếu đem phơi nắng thì sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?
- A. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ giảm thể tích làm hộp quẹt bị nổ.
- B. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ tăng thể tích làm hộp quẹt bị nổ.
- C. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ giảm thể tích làm hộp quẹt bị nổ.
- D. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ tăng thể tích làm hộp quẹt bị nổ.
Câu 5: Tại sao gạch lát ở vỉa hè có khoảng cách giữa các viên gạch lớn hơn so với các viên gạch được lát trong nhà? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
- A. Vì ngoài trời thời tiết rất nóng, phải chừa khoảng cách để có sự dãn nở giữa các viên gạch.
- B. Vì lát như thế là rất lợi cho gạch.
- C. Vì lát như thế mới hợp mỹ quan thành phố.
- D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 6: Đo nhiệt độ cơ thể người bình thường là
- A.
- B.
- C.
- D.
Câu 7: Cho nhiệt độ nóng chảy của một số chất như bảng. Khi thả một thỏi thép và một thỏi kẽm vào đồng đang nóng chảy. Thỏi nào nóng chảy theo đồng?
Chất | Thép | Đồng | Chì | Kẽm |
Nhiệt độ nóng chảy(oC) | 1300 | 1083 | 327 | 420 |
- A. Thỏi thép
- B. Cả hai thỏi đều nóng chảy theo đồng.
- C. Cả hai thỏi đều không bị nóng chảy theo đồng.
- D. Thỏi kẽm.
Câu 8: Câu nào sau đây nói về sự nóng chảy là không đúng?
- A. Mỗi chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định.
- B. Trong khi đang nóng chảy, nhiệt độ tiếp tục tăng.
- C. Trong khi đang nóng chảy, nhiệt độ không thay đổi.
- D. Khi đã bắt đầu nóng chảy, nếu không tiếp tục đun thì sự nóng chảy sẽ ngừng lại.
Câu 9: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự đông đặc?
- A. Tuyết rơi
- B. Đúc tượng đồng
- C. Làm đá trong tủ lạnh
- D. Rèn thép trong lò rèn
Câu 10: Khi đun nóng băng phiến, người ta thấy nhiệt độ của băng phiến tăng dần, khi tới 80oC nhiệt độ của băng phiến ngừng lại không tăng, mặc dù vẫn tiếp tục đun. Hỏi lúc đó băng phiến tồn tại ở thể nào?
- A. Chỉ có ở thể hơi
- B. Chỉ có ở thể rắn
- C. Chỉ có ở thể lỏng
- D. Chỉ có ở thể rắn và thể lỏng
Câu 11: Chọn phát biểu đúng về định nghĩa của sự bay hơi?
- A. Sự chuyển từ thể rắn sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
- B. Sự chuyển từ thể hơi sang thể rắn gọi là sự bay hơi.
- C. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
- D. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự bay hơi.
Câu 12: Vào những hôm trời nồm, hơi nước có rất nhiều trong không khí. Quan sát trên những nền nhà lát đá hoặc gạch men ta thấy hiện tượng gì?
- A. Nước bốc hơi bay lên
- B. Hơi nước ngưng tụ ướt nền nhà
- C. Nước đông đặc tạo thành đá
- D. Không có hiện tượng gì
Câu 13: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa…. vào các bọt khí vừa…… trên mặt thoáng.
- A. ngưng tụ
- B. hòa tan
- C. bay hơi
- D. kết tinh
Câu 14: Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh sự nở vì nhiệt của chất khí và chất rắn?
- A. Chất khí nở vì nhiệt ít hơn chất rắn.
- B. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
- C. Chất khí và chất rắn nở vì nhiệt giống nhau.
- D. Cả ba kết luận trên đều sai.
Câu 15: Tại sao đường ống dẫn hơi phải có những đoạn uốn cong?
- A. Để dễ sửa chữa.
- B. Để ngăn bớt khí bẩn.
- C. Để giảm tốc độ lưu thông của hơi.
- D. Để tránh sự dãn nở làm thay đổi hình dạng của ống.
Câu 16: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự phụ thuộc nhiệt độ sôi của chất lỏng vào độ cao so với mặt nước biển?
- A. Càng lên cao nhiệt độ sôicàng giảm.
- B. Càng lên cao nhiệt độ sôi càng cao.
- C. Nhiệt độ sôi không phụ thuộc vào độ cao.
- D. Cả ba kết luận trên đều sai.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 5: Khối lượng Đo khối lượng
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 28: Sự sôi
- Trắc nghiệm vật lí 6 chương 2: Nhiệt học (P4)
- Trắc nghiệm vật lí 6 chương 1: Cơ học (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 6 chương 2: Nhiệt học (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 3: Đo thể tích chất lỏng
- Trắc nghiệm Vật lí 6 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 9: Lực đàn hồi
- Trắc nghiệm Vật lí 6 học kì II (P3)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc