Trắc nghiệm Vật lí 6 học kì II (P3)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 6 học kì II (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: CHọn phương án đúng. Một vật hình hộp chữ nhất đươnc làm bằng sắt.Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì:
- A.Chiều dài, rộng và chiều cao tăng
- B. Chỉ có chiều dài và chiều rộng tăng
- C. Chỉ có chiều cao tăng
- D.Chiều dài, chiều rông và chiều cao không đổi
Câu 2: Kết luận nào sau đây khi nói về sự nở ra vì nhiệt của chất lỏng?
- A. Chất lỏng co lại khi nhiệt độ tăng, nở ra khi nhiệt độ giảm
- B. Chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm
- C. Chất lỏng không thay đổi khi nhiệt độ thay đổi
- D. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng khi nhiệt độ thay đổi
Câu 3: Các nha sĩ khuyên không nên ăn thức ăn quá nóng. Vì sao?
- A.Vì răng dễ vỡ
- B.Vì răng dễ bị ố vằng
- C. Vì răng dễ bị sâu
- D. Vì men răng dễ bị rạn nứt
Câu 4:Hai bình A và B giống nhau, cùng chứa đầy chất lỏng. Ban đầu nhiệt độ của chất lỏng trong hai bình là như nhau. Đặt hai bình vào trong cùng một chậu nước nóng thì thấy mực nước trong bình A dâng cao hơn bình B. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về các chất lỏng chứa trong hai bình?
- A. Chất lỏng ở hai bình giống nhau nhưng nhiệt độ của chúng khác nhau.
- B. Chất lỏng ở hai bình khác nhau, nhiệt độ của chúng khác nhau.
- C. Hai bình A và B chứa cùng một loại chất lỏng.
- D. Hai bình A và B chứa hai loại chất lỏng khác nhau.
Câu 5: Ba cốc thủy tinh giống nhau, ban đầu cốc A đựng nước đá, cốc B đựng nước nguội (ở nhiệt độ phòng), cốc C đựng nước nóng. Đổ hết nước và rót nước sôi vào cả ba cốc. Cốc nào dễ vỡ nhất?
- A. Cốc A dễ vỡ nhất
- B. Cốc B dễ vỡ nhất
- C. Cốc C dễ vỡ nhất
- D. Không có cốc nào dễ vỡ cả
Câu 6: Đo nhiệt độ cơ thể người bình thường là 37oC. Trong thang nhiệt độ Farenhai, kết quả đo nào sau đây đúng?
- A. 37oF
- B. 66,6oF
- C. 310oF
- D. 98,6oF
Câu 7: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy
- A. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước
- B. Đốt một ngọn nến
- C. Đốt một ngọn đèn dầu
- D. Đúc một cái chuông đồng
Câu 8: Người ta chọn thủy ngân và rượu để chế tạo nhiệt kế vì
- A. chúng có nhiệt độ nóng chảy cao.
- B. nhiệt độ nóng chảy thấp.
- C. nhiệt độ đông đặc cao.
- D. tất cả các câu trên đều sai.
Câu 9: Băng kép được cấu tạo dựa trên hiện tượng nào dưới đây?
- A. Các chất rắn nở ra khi nóng lên.
- B. Các chất rắn co lại khi lạnh đi.
- C. Các chất rắn khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau.
- D. Các chất rắn nở vì nhiệt ít.
Câu 10: Khi đi xe đạp trời nắng không nên bơm căng lốp xe vì
- A. lốp xe dễ bị nổ
- B. lốp xe dễ bị xuống hơi
- C không có hiện tượng gì xảy ra đối với lốp xe
- D. cả ba kết luận trên đều sai
Câu 11: Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản
- A. Có thể gây ra những lực rất lớn
- B. Có thể gây ra những lực rất nhỏ
- C. Không gây ra lực
- D. Cả 3 kết luận trên đều sai
Câu 12: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về khối lượng riêng và khối lượng của một lượng nước ở 4oC?
- A. Khối lượng riêng nhỏ nhất
- B. Khối lượng riêng lớn nhất
- C. Khối lượng lớn nhất
- D. Khối lượng nhỏ nhất
Câu 13: Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản
- A. Có thể gây ra những lực rất lớn
- B. Có thể gây ra những lực rất nhỏ
- C. Không gây ra lực
- D. Cả 3 kết luận trên đều sai
Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- B. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
- C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
- D. Khi nung nóng khí thì thể tích của chất khí giảm.
Câu 15: Chất nào trong các chất sau đây khi đông đặc thể tích không tăng?
- A. Nước
- B. Chì
- C. Đồng
- D. Gang
Câu 16: Về mùa đông ở các xứ lạnh ta thấy người đi thường thở ra “khói” là do:
- A. Hơi thở của người có nhiều hơi nước, khi ra ngoài không khí lạnh bị bay hơi tạo thành khói.
- B. Hơi thở của người có chứa nhiều hơi nước, khi ra ngoài không khí lạnh bị ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti tạo thành khói.
- C. Hơi thở của người có chứa nhiều hơi nước, khi ra ngoài không khí lạnh bị đông đặc thành đá tạo thành khói.
- D. Tất cả đều sai.
Câu 17: Chọn phát biểu không đúng về nhiệt độ sôi?
- A. Các chất khác nhau sôi ở nhiệt độ khác nhau.
- B. Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định.
- C. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
- D. Nhiệt độ sôi của nước là lớn nhất trong các chất lỏng.
Câu 18: Khi trời lạnh, ô tô có bật điều hòa và đóng kín cửa, hành khách ngồi trên ô tô thấy hiện tượng gì?
- A. Nước bốc hơi trên xe.
- B. Hơi nước ngưng tụ tạo thành giọt nước phía trong kính xe.
- C. Hơi nước ngưng tụ tạo thành giọt nước phía ngoài kính xe.
- D. Không có hiện tượng gì
Câu 19: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa…. vào các bọt khí vừa…… trên mặt thoáng.
- A. ngưng tụ
- B. hòa tan
- C. bay hơi
- D. kết tinh
Câu 20: Nước sôi ở nhiệt độ nào?
- A. 100oC
- B. 1000oC
- C. 99oC
- D. 0oC
Câu 21: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự phụ thuộc nhiệt độ sôi của chất lỏng vào độ cao so với mặt nước biển?
- A. Càng lên cao nhiệt độ sôicàng giảm.
- B. Càng lên cao nhiệt độ sôi càng cao.
- C. Nhiệt độ sôi không phụ thuộc vào độ cao.
- D. Cả ba kết luận trên đều sai.
Câu 22: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của không khí và khí oxi?
- A. Không khí nở vì nhiệt nhiều hơn oxi.
- B. Không khí nở vì nhiệt ít hơn oxi.
- C. Không khí và oxi nở nhiệt như nhau.
- D. Cả ba kết luận trên đều sai.
Câu 23: Trong các nhận định sau, nhận định nào sai?
- A. Ở cùng một điều kiện, các chất lỏng khác nhau thì sôi ở những nhiệt độ khác nhau.
- B. Ở cùng một điều kiện, một chất lỏng có thể sôi ở những nhiệt độ khác nhau.
- C. Ở điều kiện xác định, mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định.
- D. Áp suất trên mặt thoáng thay đổi thì nhiệt độ sôi của một chất lỏng cũng thay đổi.
Câu 24: Hiện tượng sương đọng trên các lá cây vào buổi sáng liên quan đến:
- A. Nóng chảy
- B. Đông đặc
- C. Bay hơi
- D. Ngưng tụ
Câu 25: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự đóng băng của nước trong hồ ở các xứ lạnh?Về mùa đông, ở các xứ lạnh
- A. nước dưới đáy hồ đóng băng trước.
- B. nước ở giữa hồ đóng băng trước.
- C. nước ở mặt hồ đóng băng trước.
- D. nước trong hồ đóng băng cùng một lúc.
Câu 26: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào?
- A. Nhiệt độ.
- B. Tác động của gió.
- C. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
- D. Cả ba đáp án A, B và C.
Câu 27: Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng?
- A.Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc
- B. Nhiệt độ nóng chảy thập hơn nhiệt độ đông đặc
- C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc
- D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc
Câu 28: Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn. Hãy giải thích cách làm đó?
- A. Để dễ dàng tu sửa cầu.
- B. Để tránh tác hại của sự dãn nở vì nhiệt.
- C. Để tạo thẩm mỹ.
- D. Cả 3 lý do trên.
Câu 29: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy
- A. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước
- B. Đốt một ngọn nến
- C. Đốt một ngọn đèn dầu
- D. Đúc một cái chuông đồng
Câu 30: Nhiệt kế thường dung hoạt động dựa trene
- A. Hiện tượng bay hơi
- B. Hiện tượng biến dạng khi chijy tác dụng lực
- C. Hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất
- D. Cả ba hiện tượng trên đều không phải
Câu 31: Nhận định nào sau đây sai?
- A.Nước bay hơi ở bất kì nhiệt độ nào
- B.TRong điều kiện đặc biệt nước có thể bay hơi ở cả trong lòng khối nước
- C.Trong thời gian bay hơi, nhiệt độ của nước có thể thay đổi
- D.Nước trong bình đậy kín không bay hơi
Câu 32: Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên gồm hiện tượng vật lý nào?
- A. Bay hơi
- B. Ngưng tụ
- C. Bay hơi và ngưng tụ
- D. Cả A, B, C đều sai
Câu 33: Chọn câu đúng.
- A. Khi nhiệt độ giảm, trọng lượng riêng khối khí giảm.
- B. Khi nhiệt độ tăng, trọng lượng riêng khối khí tăng.
- C. Khi nhiệt độ tăng hoặc giảm, trọng lượng riêng khối khí không thay đổi.
- D. Khi nhiệt độ tăng, trọng lượng riêng khối khí giảm.
Câu 34: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự đông đặc?
- A. Tuyết rơi
- B. Đúc tượng đồng
- C. Làm đá trong tủ lạnh
- D. Rèn thép trong lò rèn
Câu 35: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt độ nóng chảy?
- A. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là khác nhau.
- B. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là giống nhau.
- C. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ luôn tăng.
- D. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ luôn giảm.
Câu 36: Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Nhiệt kế y tế có thể dùng để đo nhiệt độ cơ thể người.
- B. Nhiệt kế thủy ngân có thể dùng để đo nhiệt độ trong lò luyện kim.
- C. Nhiệt kế kim loại có thể đo nhiệt độ của bàn là đang nóng.
- D. Nhiệt kế rượu có thể dùng để đo nhiệt độ của khí quyển.
Câu 37: Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
- A. Áp suất trên mặt thoáng của chất lỏng.
- B. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
- C. Gió.
- D. Khối lượng chất lỏng.
Câu 38: Chọn câu phát biểu sai
- A. Chất rắn khi nóng lên thì nở ra.
- B. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- C. Chất rắn khi lạnh đi thì co lại.
- D. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như nhau.
Câu 39: Chọn câu trả lời đúng.Có hai bình giống hệt nhau chứa đầy chất lỏng. Một bình chứa rượu và bình còn lại chứa nước. Khi đun nóng cả hai bình ở cùng một nhiệt độ như nhau, hỏi lượng rượu hay nước trào ra khỏi bình nhiều hơn? Biết rằng rượu nở vì nhiệt lớn hơn nước.
- A. Nước trào ra nhiều hơn rượu
- B. Nước và rượu trào ra như nhau
- C. Rượu trào ra nhiều hơn nước
- D. Không đủ cơ sở để kết luận
Câu 40: Hộp quẹt ga khi còn đầy ga trong quẹt nếu đem phơi nắng thì sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?
- A. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ giảm thể tích làm hộp quẹt bị nổ.
- B. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ tăng thể tích làm hộp quẹt bị nổ.
- C. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ giảm thể tích làm hộp quẹt bị nổ.
- D. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ tăng thể tích làm hộp quẹt bị nổ.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 5: Khối lượng Đo khối lượng
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 2: Đo độ dài (tiếp theo)
- Trắc nghiệm Vật lí 6 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 29 vật lí 6: Sự sôi (tiếp theo)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 25 vật lí 6: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)
- Trắc nghiệm vật lí 6 chương 2: Nhiệt học (P3)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 9: Lực đàn hồi
- Trắc nghiệm vật lí 6 chương 2: Nhiệt học (P5)
- Trắc nghiệm vật lí 6 chương 1: Cơ học (P3)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 15: Đòn bẩy
- Trắc nghiệm vật lí 6 chương 1: Cơ học (P5)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn