Trắc nghiệm vật lí 6 chương 1: Cơ học (P2)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 6 chương 1: Cơ học (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trên một cái thước có số đo lớn nhất là 30, số nhỏ nhất là 0, đơn vị là cm. Từ vạch số 0 đến vạch số 1 được chia làm 10 khoảng bằng nhau. Vậy GHĐ và ĐCNN của thước là:
- A. GHĐ 30 cm, ĐCNN 1 cm
- B. GHĐ 30 cm, ĐCNN 1 mm
- C. GHĐ 30 cm, ĐCNN 0,1 mm
- D. GHĐ 1 mm, ĐCNN 30 cm
Câu 2: Trên một hộp sữa tươi có ghi 200 ml. Con số đó cho biết:
- A. Thể tích của hộp sữa là 200 ml.
- B. Thể tích sữa trong hộp là 200 ml
- C. Khối lượng của hộp sữa
- D. Khối lượng sữa trong hộp
Câu 3: Công thức tính thể tích của vật rắn khi đo bằng bình chia độ:
- A. Vrắn = V lỏng - rắn - Vlỏng
- B. Vrắn = V lỏng + rắn - Vlỏng
- C. Vrắn = V lỏng - rắn + Vlỏng
- D. Vrắn = V lỏng + rắn + Vlỏng
Câu 4: Trong các số liệu dưới đây, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hóa?
- A. Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330 ml
- B. Trên vỏ hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén
- C. Ở một số cửa hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99
- D. Trên bao bì túi xà phòng có ghi: 1 kg
Câu 5: Cặp lực nào không cân bằng trong các cặp lực sau
- A.Lực của mặt nước và lực của Trái Đất tác dụng vào thuyền để thuyền đứng yên trên mặt nước
- B. Lực của hai em bé kéo hai đầu sợi dây khi sợi dây đứng yên
- C. Lực là lò xo tác dụng vào vật và lực mà vật tác dụng vào lò xo
- D. Lực nâng của sàn và lực hút của Trái đất tác dụng vào bàn
Câu 6: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào đã bị biến đổi?
- A. Một chiếc xe đạp đang đi, bỗng hãm phanh, xe dừng lại.
- B. Một máy bay đang bay thẳng với vận tốc không đổi 500 km/h.
- C. Một chiếc xe máy đang chạy với tốc độ đều đặn.
- D. Quả bóng đang nằm yên trên mặt đất.
Câu 7: Một chiếc tàu thùy nổi được trên mặt nước là nhờ có những lực nào tác dụng vào nó?
- A. Chỉ nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống phía dưới
- B. Chỉ nhờ lực nâng của nước đẩy lên
- C. Nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống và lực nâng của nước đẩy lên cân bằng nhau.
- D. Nhờ lực hút của Trái Đất, lực nâng của nước và lực đẩy của chân vịt phía sau tàu.
Câu 8: Lò xo không bị biến dạng khi
- A. dùng tay kéo dãn lò xo
- B. dùng tay ép chặt lò xo
- C. kéo dãn lò xo hoặc ép chặt lò xo
- D. dùng tay nâng lò xo lên
Câu 9: Tìm số thích hợp để điền vào chỗ trống. Một hòn gạch có khối lượng 1600 gam. Một đống gạch có 10000 viên sẽ nặng…………… niu-tơn.
- A. 80000
- B. 1600000
- C. 16000
- D. 160000
Câu 10:Mỗi hòn gạch “hai lỗ” có khối lượng 1,6kg. Hòn gạch có thể tích 1200cm3. Mỗi lỗ có thể tích 192cm3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của gạch.
- A. 13270N/m3
- B. 12654N/m3
- C. 42608N/m3
- D. 19608N/m3
Câu 11: Khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3. Vậy, 1kg sắt sẽ có thể tích vào khoảng
- A. 12,8cm3
- B. 128cm3.
- C. 1.280cm3.
- D. 12.800cm3.
Câu 12: Chọn câu sai. Trường hợp nao sau đây có thể dùng máy cơ đơn giản?
- A. Đưa xe máy lên xe tải.
- B. Dắt xe máy từ đường vào nhà cao hơn mặt đường.
- C. Kéo xe máy ra khỏi hố sâu, khi xe bị sa hố.
- D. Không có trường hợp nào kể trên.
Câu 13: Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo
- A. xấp xỉ hơn trọng lượng của vật.
- B. đúng bằng hơn trọng lượng của vật.
- C. nhỏ hơn trọng lượng của vật.
- D. lớn hơn trọng lượng của vật.
Câu 14: Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào là đòn bẩy?
- A. Cái cầu thang gác
- B. Mái chèo
- C. Thùng đựng nước
- D. Quyển sách nằm trên bàn
Câu 15: Máy cơ đơn giản nào sau đây chỉ có tác dụng làm đổi hướng của lực tác dụng?
- A. Ròng rọc cố định
- B. Ròng rọc di động
- C. Đòn bẩy
- D. Mặt phằng nghiêng
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm Vật lí 6 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 28: Sự sôi
- Trắc nghiệm Vật lí 6 học kì II (P4)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 15: Đòn bẩy
- Trắc nghiệm vật lí 6 chương 2: Nhiệt học (P4)
- Trắc nghiệm Vật lí 6 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 25 vật lí 6: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 13: Máy cơ đơn giản
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 16: Ròng rọc
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
- Trắc nghiệm vật lí 6 chương 2: Nhiệt học (P3)
- Trắc nghiệm Vật lí 6 học kì II (P5)