Trắc nghiệm Vật lí 6 học kì II (P1)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 6 học kì II (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hãy dự đoán chiều cao của một chiếc cột bằng sắt sau mỗi năm.

  • A. Không có gì thay đổi.
  • B. Vào mùa hè cột sắt dài ra và vào mùa đông cột sắt ngắn lại.
  • C. Ngắn lại sau mỗi năm do bị không khí ăn mòn.
  • D. Vào mùa đông cột sắt dài ra và vào mùa hè cột sắt ngắn lại.

Câu 2: Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng, người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới tụt xuống một tí, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Điều đó chứng tỏ:

  • A. Thể tích của nước tăng nhiều hơn thể tích của bình
  • B. Thể tích của nước tăng ít hơn thể tích của bình
  • C. Thể tích của nước tăng, của bình không tăng
  • D. Thể tích của nước tanwg trước, thể tích của bình không tăng

Câu 3: Đun nóng một lượng nước đá từ 0oC đến 100oC. Khối lượng và thể tích lượng nước đó thay đổi như thế nào?

  • A. Khối lượng không đổi, ban đầu thể tích giảm sau đó tăng.
  • B. Khối lượng không đổi, thể tích giảm.
  • C. Khối lượng tăng, thể tích giảm.
  • D. Khối lượng tăng, thể tích không đổi.

Câu 4: Hộp quẹt ga khi còn đầy ga trong quẹt nếu đem phơi nắng thì sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?

  • A. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ giảm thể tích làm hộp quẹt bị nổ.
  • B. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ tăng thể tích làm hộp quẹt bị nổ.
  • C. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ giảm thể tích làm hộp quẹt bị nổ.
  • D. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ tăng thể tích làm hộp quẹt bị nổ.

Câu 5: Tại sao gạch lát ở vỉa hè có khoảng cách giữa các viên gạch lớn hơn so với các viên gạch được lát trong nhà? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.

  • A. Vì ngoài trời thời tiết rất nóng, phải chừa khoảng cách để có sự dãn nở giữa các viên gạch.
  • B. Vì lát như thế là rất lợi cho gạch.
  • C. Vì lát như thế mới hợp mỹ quan thành phố.
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 6: Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi?

  • A. Nhiệt kế thủy ngân
  • B. Nhiệt kế rượu
  • C. Nhiệt kế y tế
  • D. Cả ba nhiệt kế trên

Câu 7: Nhiệt độ nóng chảy của bạc là:

  • A. -960oC
  • B. 96oC
  • C. 60oC
  • D. 960oC

Câu 8: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt độ nóng chảy?

  • A. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là khác nhau.
  • B. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là giống nhau.
  • C. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ luôn tăng.
  • D. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ luôn giảm.

Câu 9: Hiện tượng nào không liên quan đến hiện tượng nóng chảy trong các hiện tượng ta hay gặp trong đời sống sau đây?

  • A. Đốt một ngọn nến
  • B. Đun nấu mỡ vào mùa đông
  • C. Pha nước chanh đá
  • D. Cho nước vào tủ lạnh để làm đá

Câu 10: Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng?

  • A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc.
  • B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
  • C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
  • D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.

Câu 11: Tốc độ bay hơi của nước trong một cốc hình trụ càng lớn khi:

  • A. Nước trong cốc càng nhiều
  • B. Nước trong cốc càng ít
  • C. Cốc được đặt trong nhà
  • D. Cốc được đặt ngoài sân nắng

Câu 12: Tại sao khi cầm vào vỏ bình ga mini đang sử dụng ta thường thấy có một lớp nước rất mỏng trên đó?

  • A. Do hơi nước từ tay ta bốc ra.
  • B. Nước từ trong bình ga thấm ra.
  • C. Do vỏ bình ga lạnh hơn nhiệt độ môi trường nên hơi nước trong không khí ngưng tụ trên đó.
  • D. Cả B và C đều đúng.

Câu 13: Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước như thế nào?

  • A. tăng dần
  • B. không thay đổi
  • C. giảm dần
  • D. ban đầu tăng rồi sau đó giảm

Câu 14: Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

  • A. Áp suất trên mặt thoáng của chất lỏng.
  • B. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
  • C. Gió.
  • D. Khối lượng chất lỏng.

Câu 15: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?

  • A. Bỏ cục nước đá vào một cốc nước.
  • B. Đốt ngọn nến.
  • C. Đúc chuông đồng.
  • D. Đốt ngọn đèn dầu.

Câu 16: Các nha sĩ khuyên không nên ăn thức ăn quá nóng. Vì sao?

  • A.Vì răng dễ vỡ
  • B.Vì răng dễ bị ố vằng
  • C. Vì răng dễ bị sâu
  • D. Vì men răng dễ bị rạn nứt

Câu 17: Khi tăng nhiệt độ của một lương nước từ 0 đến 4 độ C thì:

  • A. Thể tich nước co lại
  • B. Thể tích nước nở ra
  • C. Thể tích nước không thay đổi
  • D. Cả ba kết luật đều sai

Câu 18: Làm lạnh một lượng nước từ 100oC về 50oC. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của nước thay đổi như thế nào?

  • A. Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều tăng.
  • B. Ban đầu khối lượng riêng và trọng lượng riêng giảm sau đó bắt đầu tăng.
  • C. Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều giảm.
  • D. Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều không đổi.

Câu 19: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về khối lượng riêng và khối lượng của một lượng nước ở 4oC?

  • A. Khối lượng riêng nhỏ nhất
  • B. Khối lượng riêng lớn nhất
  • C. Khối lượng lớn nhất
  • D. Khối lượng nhỏ nhất

Câu 20: Điền từ đúng nhất. Khi giảm nhiệt độ, thể tích của…….sẽ giảm ít hơn thể tích của…….

  • A. chất khí, chất lỏng
  • B. chất khí, chất rắn
  • C. chất lỏng, chất rắn
  • D. chất rắn, chất lỏng

Câu 21: Hai cốc thủy tinh chồng lên nhau bị khít lại. Muốn tách rời hai cốc ta làm cách nào sau đây?

  • A. Ngâm cốc ở dưới vào nước nóng, đồng thời đổ nước lạnh vào cốc ở trên.
  • B. Ngâm cốc ở dưới vào nước lạnh, đồng thời đổ nước nóng vào cốc ở trên.
  • C. Ngâm cả hai cốc vào nước nóng.
  • D. Ngâm cả hai cốc vào nước lạnh.

Câu 22: Trong thang nhiệt độ Farenhai, nhiệt độ của nước đang sôi là:

  • A. 32oF
  • B. 100oF
  • C. 212oF
  • D. 0oF

Câu 23: Người ta chọn thủy ngân và rượu để chế tạo nhiệt kế vì

  • A. chúng có nhiệt độ nóng chảy cao.
  • B. nhiệt độ nóng chảy thấp.
  • C. nhiệt độ đông đặc cao.
  • D. tất cả các câu trên đều sai.

Câu 24: Ở nhiệt độ phòng, chất nào sau đây không tồn tại ở thể lỏng?

  • A. Thủy ngân
  • B. Rượu
  • C. Nhôm
  • D. Nước

Câu 25: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự nóng chảy và sự đông đặc?

  • A. Các chất khác nhau sẽ nóng chảy (hay đông đặc) ở nhiệt độ khác nhau.
  • B. Đối với một chất nhất định, nếu nóng chảy ở nhiệt độ nào thì sẽ đông đặc ở nhiệt độ ấy.
  • C. Nhiệt độ của vật sẽ tăng dần trong quá trình nóng chảy và giảm dần trong quá trình đông đặc.
  • D. Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ nhất định.

Câu 26: Về mùa đông ở các xứ lạnh ta thấy người đi thường thở ra “khói” là do:

  • A. Hơi thở của người có nhiều hơi nước, khi ra ngoài không khí lạnh bị bay hơi tạo thành khói.
  • B. Hơi thở của người có chứa nhiều hơi nước, khi ra ngoài không khí lạnh bị ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti tạo thành khói.
  • C. Hơi thở của người có chứa nhiều hơi nước, khi ra ngoài không khí lạnh bị đông đặc thành đá tạo thành khói.
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 27: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là sự bay hơi?

  • A. Quần áo sau khi giặt được phơi khô.
  • B. Lau ướt bảng, một lúc sau bảng sẽ khô.
  • C. Mực khô sau khi viết.
  • D. Sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây.

Câu 28: Khi trời lạnh, ô tô có bật điều hòa và đóng kín cửa, hành khách ngồi trên ô tô thấy hiện tượng gì?

  • A. Nước bốc hơi trên xe.
  • B. Hơi nước ngưng tụ tạo thành giọt nước phía trong kính xe.
  • C. Hơi nước ngưng tụ tạo thành giọt nước phía ngoài kính xe.
  • D. Không có hiện tượng gì

Câu 29: Khi nấu cơm ta mở nắp vung ra thì thấy bên trong nắp có các giọt nước bám vào là do:

  • A. hơi nước trong nồi ngưng tụ.
  • B. hạt gạo bị nóng chảy.
  • C. hơi nước bên ngoài nồi ngưng tụ.
  • D. hơi nước bên ngoài nồi đông đặc.

Câu 30: Trong các đặc điểm bay hơi sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự sôi?

  • A. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.
  • B. Xảy ra ở cả trong lòng lẫn mặt thoáng của chất lỏng.
  • C. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.
  • D. Trong suốt quá trình diễn ra hiện tượng này, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.

Câu 31: Những ngôi nhà mái lợp bằng tôn, khi đêm về và những lúc trời không có gió ta vẫn thỉnh thoảng nghe thấy những tiếng ken két phát ra từ mái tôn. Vì sao vậy?

  • A. Ban đêm, nhiệt độ giảm làm tôn co lại.
  • B. Ban đêm, không có tiếng ồn nên nghe được.
  • C. Ban đêm, nhiệt độ giảm làm tôn nở ra.
  • D. Các phương án đưa ra đều sai.

Câu 32: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng

  • A.Khối lượng chất lỏng tăng
  • B.Khối lượng chất lỏng giảm
  • C.Trọng lượng của chất lỏng tăng
  • D.Thể tích của chất lỏng tăng

Câu 33: Hai bình A và B giống nhau, cùng chứa đầy chất lỏng. Ban đầu nhiệt độ của chất lỏng trong hai bình là như nhau. Đặt hai bình vào trong cùng một chậu nước nóng thì thấy mực nước trong bình A dâng cao hơn bình B. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về các chất lỏng chứa trong hai bình?

  • A. Chất lỏng ở hai bình giống nhau nhưng nhiệt độ của chúng khác nhau.
  • B. Chất lỏng ở hai bình khác nhau, nhiệt độ của chúng khác nhau.
  • C. Hai bình A và B chứa cùng một loại chất lỏng.
  • D. Hai bình A và B chứa hai loại chất lỏng khác nhau.

Câu 34: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về thể tích của khối khí trong một bình thủy tinh đậy kín khi được đun nóng?

  • A. Thể tích không thay đổi vì bình thủy tinh đậy kín.
  • B. Thể tích tăng.
  • C. Thể tích giảm.
  • D. Cả ba kết luận trên đều sai.

Câu 35: Băng kép đang thẳng, nếu làm cho lạnh đi thì nó bị cong về phía thanh thép hay thanh đồng? Tại sao?

  • A. Cong về phía thanh đồng vì đồng co vì nhiệt ít hơn thanh thép.
  • B. Cong về phía thanh đồng vì đồng co vì nhiệt nhiều hơn thanh thép.
  • C. Cong về phía thanh đồng vì đồng nở vì nhiệt nhiều hơn thanh thép.
  • D. Cong về phía thanh thép vì đồng co vì nhiệt nhiều hơn thanh thép.

Câu 36: Sự đông đặc là sự chuyển từ

  • A. thể rắn sang thể lỏng
  • B. thể lỏng sang thể hơi
  • C. thể lỏng sang thể rắn
  • D. thể hơi sang thể lỏng

Câu 37: Đặc điểm nào sau đây là của sự bay hơi?

  • A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
  • B. Chỉ xảy ra trong lòng chất lỏng.
  • C. Xảy ra với tốc độ như nhau ở mọi nhiệt độ.
  • D. Chỉ xảy ra đối với một số ít chất lỏng.

Câu 38: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là sự bay hơi?

  • A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
  • B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
  • C. Không nhìn thấy được.
  • D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.

Câu 39: Bên ngoài thành cốc đựng nước đá có nước vì:

  • A. Nước trong cốc có thể thấm ra ngoài.
  • B. Hơi nước trong không khí ngưng tụ gặp lạnh tạo thành nước.
  • C. Nước trong cốc bay hơi ra bên ngoài.
  • D. Nước trong không khí tụ trên thành cốc.

Câu 40: Tại sao đường ống dẫn hơi phải có những đoạn uốn cong?

  • A. Để dễ sửa chữa.
  • B. Để ngăn bớt khí bẩn.
  • C. Để giảm tốc độ lưu thông của hơi.
  • D. Để tránh sự dãn nở làm thay đổi hình dạng của ống.
Xem đáp án
  • 16 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021