Trắc nghiệm vật lí 6 chương 1: Cơ học (P4)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 6 chương 1: Cơ học (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Dụng cụ nào trong các dụng cụ sau không được sử dụng để đo chiều dài?
- A. Thước dây
- B. Thước mét
- C. Thước kẹp
- D. Compa
Câu 2: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1dm để đo chiều dài lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng?
- A. 5m.
- B. 50dm.
- C. 500cm.
- D. 50,0dm.
Câu 3: Khi đo thể tích chất lỏng cần:
- A. Đặt bình chia độ nằm ngang.
- B. Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.
- C. Đặt mắt nhìn xiên với độ cao mực chất lỏng trong bình.
- D. Đặt mắt nhìn vuông góc với độ cao mực chất lỏng trong bình.
Câu 4: Người ta dùng một bình chia độ ghi tới 1cm3 chứa 55cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 86cm3. Hỏi các kết quả ghi sau đây, kết quả nào là đúng?
- A. V1 = 86cm3.
- B. V2 = 55cm3.
- C. V3 = 31cm3.
- D. V4 = 141cm3.
Câu 5: Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực?
- A. Xách 1 xô nước.
- B. Nâng một tấm gỗ.
- C. Đẩy 1 chiếc xe.
- D. Đọc một trang sách.
Câu 6: Xét hai toa tàu thứ ba và thứ tư trong một đoàn tàu đang lên dốc. Lực mà toa tàu thứ ba tác dụng vào toa tàu thứ tư gọi là lực số 3, lực mà toa tàu thứ tư tác dụng lại toa tàu thứ ba gọi là lực số 4. Chọn câu đúng.
- A. Lực số 3 và lực số 4 đêu là lực đẩy.
- B. Lực số 3 và lực số 4 đều là lực kéo.
- C. Lực số 3 là lực kéo, lực số 4 là lực đẩy.
- D. Lực số 3 là lực đẩy, lực số 4 là lực kéo.
Câu 7: Khi chịu tác dụng của lực, vật vừa bị biến dạng, vừa đổi hướng chuyển động. Trường hợp nào sau đây thể hiện điều đó:
- A. Khi có gió thổi cành cây đu đưa qua lại.
- B. Khi đập mạnh quả bóng vào tường quả bóng bật trở lại.
- C. Khi xoay tay lái ô tô đổi hướng chuyển động.
- D. Khi có gió thổi hạt mưa bay theo phương xiên.
Câu 8: Lực nào sau đây không thể là trọng lực?
- A. Lực tác dụng lên vật nặng đang rơi.
- B. Lực tác dụng lên một quả bóng bay làm quả bóng hạ thấp dần.
- C. Lực vật nặng tác dụng vào dây treo.
- D. Lực mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn.
Câu 9: Dùng 1 quả nặng có khối lượng bằng 50g treo vào đầu lò xo, lò xo bị biến dang. Muốn lò xo dãn ra 3cm phải làm thế nào?
- A.Treo thêm một quả nặng 50g
- B. Thay quả nặng 50g bằng quả nặng 100g
- C. Treo thêm quả nặng 100g
- D. Cả 3 phương án trên đều sai
Câu 10: Muốn đo thể tích và trọng lượng của một hòn sỏi thì người ta phải dùng:
- A. Cân và thước
- B. Lực kế và thước
- C. Cân và thước đo độ
- D. Lực kế và bình chia độ
Câu 11: CHo biết 13,5kg nhôm có thể tích là 5. Khối lượng riêng của nhôm bằng bao nhiêu?
- A.2700
- B.2700
- C.270
- D.260
Câu 12: Chọn phát biểu sai. Máy cơ đơn giản đã mang lại những lợi ích như thế nào cho con người?
- A. giảm hao phí sức lao động.
- B. tăng năng suất lao động.
- C. thực hiện công việc dễ dàng.
- D. gây khó khăn và cản trở công việc.
Câu 13: Sàn nhà cao hơn mặt đường 50cm. Để đưa một chiếc xe máy từ mặt đường vào nhà, người ta có thể sử dụng mặt phẳng nghiêng có độ dài l và độ cao h nào sau đây?
- A. l < 50cm; h = 50cm.
- B.l = 50cm; h = 50cm.
- C.l > 50cm; h < 50cm.
- D.l > 50cm; h = 50cm.
Câu 14: Muốn bẩy một vật nặng 2000N bằng một lực 500N thì phải dùng đòn bẩy có :
- A. O2O = O1O
- B. O2O > 4O1O
- C. O1O > 4O2O .
- D. 4O1O > O2O > 2O1O .
Câu 15: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của ròng rọc cố định? Ròng rọc cố định giúp
- A. làm thay đổi độ lớn của lực kéo.
- B. làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
- C. làm thay đổi cả hướng và độ lớn của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
- D. cả ba kết luận trên đều sai.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 5: Khối lượng Đo khối lượng
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 28: Sự sôi
- Trắc nghiệm vật lí 6 chương 1: Cơ học (P4)
- Trắc nghiệm Vật lí 6 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 8: Trọng lực Đơn vị lực
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 14: Mặt phẳng nghiêng
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 13: Máy cơ đơn giản
- Trắc nghiệm vật lí 6 chương 2: Nhiệt học (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 29 vật lí 6: Sự sôi (tiếp theo)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 6: Lực Hai lực cân bằng