Trắc nghiệm vật lí 6 chương 1: Cơ học (P3)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 6 chương 1: Cơ học (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Độ chia nhỏ nhất của một thước là:
- A. số nhỏ nhất ghi trên thước.
- B. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước.
- C. độ dài giữa hai vạch dài, giữa chúng còn có các vạch ngắn hơn.
- D. độ lớn nhất ghi trên thước.
Câu 2: Tìm kết luận sai khi nói về cách chai độ dài
- A. Phải ước lượng độ dài cần đo
- B. Đặt thước đo và mắt nhìn đúng cách
- C. Mắt đặt ở vị trí bất kì sao cho quan sát thấy vật và vạch chia trên thước
- D. Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định
Câu 3: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 2cm để đo chiều dài cuốn sách giáo khoa Vật lí 6. Trong các cách ghi kết quả đo dưới đây, cách ghi nào là đúng?
- A. 240mm.
- B. 23cm.
- C. 24cm.
- D. 230mm.
Câu 4: Để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 1 lít, trong các bình chia độ đã cho sau đây, bình chia độ nào là phù hợp nhất?
- A. Bình 100 ml và có vạch chia tới 1 ml.
- B. Bình 500 ml và có vạch chia tới 5 ml.
- C. Bình 1000 ml và có vạch chia tới 5 ml.
- D. Bình 2000 ml và có vạch chia tới 10 ml.
Câu 5: Người ta dùng 1 bình chia độ ghi tới cm3 chứa 20 cm3 nước để đo thể tích của 1 hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 55cm3. Thể tích của hòn đá là
- A. 86cm3
- B. 31cm3
- C. 35cm3
- D. 75cm3
Câu 6: Dùng cân Rô – béc – van có đòn cân phụ để cân một vật. Khi cân thăng bằng thì khối lượng của vật bằng:
- A. giá trị của số chỉ của kim trên bảng chia độ.
- B. giá trị của số chỉ của con mã trên đòn cân phụ.
- C. tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa.
- D. tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa cộng với giá trị của số chỉ của con mã.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
- B. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là hai lực cân bằng.
- C. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.
- D. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật thì hai lực đó là hai lực cân bằng.
Câu 8: Lực có thể gây ra những tác dụng nào dưới đây?
- A. Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động.
- B. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.
- C. Chỉ có thể làm cho vật biến dạng.
- D. Có thể gây ra tất cả các lực nêu trên.
Câu 9: Ba khối kim loại: 1kg đồng, 1kg sắt và 1kg nhôm. Khối nào có trọng lượng lớn nhất?
- A. Khối đồng.
- B. Khối sắt.
- C. Khối nhôm.
- D. Ba khối có trọng lượng bằng nhau.
Câu 10: Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 20 cm. Khi treo một quả cân, độ dài của lò xo là 22 cm. Nếu treo ba quả cân như thế thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn là:
- A. 4 cm
- B. 6 cm
- C. 24 cm
- D. 26 cm
Câu 11: Người ta thường sử dụng ròng rọc để làm các việc nào sau đây?
- A. Đưa thùng hàng lên ô tô tải.
- B. Đưa xô vữa lên cao.
- C. Kéo thùng nước từ giếng lên.
- D. B và C đúng
Câu 12: Có thể làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng bằng cách:
- A.Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng
- B.Tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng
- C.Vừa giảm chiều cao, vừa tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
- D.cả 3 phương án trên
Câu 13: Dụng cụ nào sau đây không phải là ứng dụng của đòn bẩy?
- A. Cái kéo
- B. Cái kìm
- C. Cái cưa
- D. Cái mở nút chai
Câu 14: Ròng rọc được sử dụng trong trường hợp nào sau đây:
- A.Kéo một thùng bêtông lên cao để đố trần nhà
- B.Đưa một thùng phuy nặng từ mặt đường lên sàn xe tải.
- C.Cái chắn ôtô tại những điểm bán vé trên đường cao tốc.
- D.Tất cả đều sai
Câu 15: Chọn câu đúng:
- A. Ròng rọc cố định chỉ thay đổi độ lớn của lực.
- B. Trong hệ thống ròng rọc động, không có ròng rọc cố định.
- C. Ròng rọc động có thể thay đổi cả độ lớn và hướng của lực.
- D. Với hai ròng rọc cố định thì có thể thay đổi độ lớn của lực.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lí 6 chương 2: Nhiệt học (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 1: Đo độ dài
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 29 vật lí 6: Sự sôi (tiếp theo)
- Trắc nghiệm vật lí 6 chương 1: Cơ học (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 3: Đo thể tích chất lỏng
- Trắc nghiệm Vật lí 6 học kì I (P5)
- Trắc nghiệm vật lí 6 chương 2: Nhiệt học (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 6: Lực Hai lực cân bằng
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 28: Sự sôi
- Trắc nghiệm Vật lí 6 học kì II (P3)