Trắc nghiệm Vật lí 6 học kì I (P5)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 6 học kì I (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Một hòn đá được ném mạnh vào một gò đất. Lực mà hòn đá tác dụng vào gò đất
- A. Chỉ làm gò đất bị biến dạng
- B. Chỉ làm biến đổi chuyển động của gò đấy
- C. Làm cho gò đất bị biến dạng, đồng thời làm biến đổi chuyển động của gò đất
- D. Không gây ra tác dụng gì cả
Câu 2: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?
- A. Trọng lượng của một quả nặng.
- B. Lực hút của nam châm tác dụng lên miếng sắt.
- C. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp.
- D. Lực kéo của con trâu lên cái cày
Câu 3: Một bạn học sinh đá vào quả bóng. Có những hiện tượng gì xảy ra đối với quả bóng? Hãy chọn câu trả lời đúng.
- A. Quả bóng chỉ bị biến dạng
- B. Chỉ có chuyển động của quả bóng bị biến đổi
- C. Quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi
- D. Không có sự biến đổi nào xảy ra
Câu 4: Một vật có khối lượng 80g thì có trọng lượng bao nhiêu Niuton?
- A. 0,08 N
- B. 0,8 N
- C. 8 N
- D. 80 N
Câu 5: Khối lượng riêng của nhôm là bao nhiêu?
- A. 2700 kg
- B. 2700 N
- C. 2700 kg/m3
- D. 2700 N/m3
Câu 6: Trên một hộp sữa tươi có ghi 200ml. Con số đó cho biết:
- A. Thể tích của hộp sữa là 200ml.
- B. Thể tích sữa trong hộp là 200ml.
- C. Khối lượng của hộp sữa.
- D. Khối lượng của sữa trong hộp.
Câu 7: Độ chia nhỏ nhất của một bình chia độ là 0,1 cm3. Cách ghi kết quả nào dưới đây là đúng?
- A. 20cm3.
- B. 20,2cm3.
- C. 20,20cm3.
- D. 20.25cm3.
Câu 8: Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra :
- A. Lớn hơn thể tích của vật.
- B. Bằng thể tích của vật.
- C. Nhỏ hơn thể tích của vật.
- D. Bằng một nửa thể tích của vật.
Câu 9: ĐCNN của cân Rô béc van là:
- A. Khối lượng của quả cân nhỏ nhất có trong hộp.
- B. Khối lượng của quả cân lớn nhất có trong hộp.
- C. Tổng khối lượng các quả cân có trong hộp
- D. Hiệu khối lượng của quả cân lớn nhất và quả cân nhỏ nhất có trong hộp.
Câu 10: Chọn đáp án đúng. Hai lực cân bằng:
- A. Là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương và cùng chiều, tác dụng vào cùng một vật.
- B. Là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.
- C. Là hai lực mạnh như nhau, ngược phương và ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.
- D. Là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào 2 vật ngược chiều nhau.
Câu 11: Khi thả một quả cam vào một bình tràn chứa đầy nước thì nước tràn vào một bình chia độ có GHĐ 300cm3 và ĐCNN 5cm3. Mực nước trong bình chia độ lên tới vạch số 215. Thể tích của quả cam bằng bao nhiêu?
- A. 215cm3
- B. 85cm3
- C. 300cm3
- D. Cả ba phương án trên đều sai.
Câu 12: Có hai chiếc lực kế được móc vào nhau. Kéo đầu mút của lực kế bên phải để lực kế bên này chỉ 100N. lực kế còn lại sẽ chỉ
- A. 100N.
- B. 50N.
- C. 200N.
- D. 100N.
Câu 13: Trên một hộp mứt Tết có ghi 250g. Số đó chỉ:
- A. Sức nặng của hộp mứt.
- B. Thể tích của hộp mứt.
- C. Khối lượng của hộp mứt.
- D. Sức nặng và khối lượng của hộp mứt.
Câu 14: Xét hai toa tàu thứ ba và thứ tư trong một đoàn tàu đang lên dốc. Lực mà toa tàu thứ ba tác dụng vào toa tàu thứ tư gọi là lực số 3, lực mà toa tàu thứ tư tác dụng lại toa tàu thứ ba gọi là lực số 4. Chọn câu đúng.
- A. Lực số 3 và lực số 4 đêu là lực đẩy.
- B. Lực số 3 và lực số 4 đều là lực kéo.
- C. Lực số 3 là lực kéo, lực số 4 là lực đẩy.
- D. Lực số 3 là lực đẩy, lực số 4 là lực kéo.
Câu 15: Khi đo thể tích chất lỏng cần:
- A. Đặt mắt nhìn ngang với độ cao với mực chất lỏng trong bình
- B. Đặt bình chia độ nằm ngang
- C. Đặt mắt nhìn xiên với độ cao với mực chất lỏng trong bình
- D. Đặt mắt nhìn vuông góc với độ cao với mực chất lỏng trong bình
Câu 16: Khi đưa một vật có khối lượng 500kg lên theo phương thẳng đứng thì cần sử dụng một lực bằng bao nhiêu?
- A. nhỏ hơn 500N
- B. nhỏ hơn 5000N
- C. ít nhất bằng 500N
- D. ít nhất bằng 5000N
Câu 17: Một bạn kéo một vật lên theo phương thẳng đúng thì phải sử dụng một lực nhỏ nhất bằng 200N. Hỏi rằng nếu hai bạn cùng kéo vật đó lên theo phường thẳng đúng thì mỗi bạn phải sử dụng một lượ nhỏ nhất bằng bao nhiêu?
- A. 50N
- B. 200N
- C. 100N
- D. 10N
Câu 18: Chỉ có thể nói về trọng lực của vật nào sau đây?
- A. Trái Đất
- B. Mặt trăng
- C. Mặt trời
- D. Hòn đá trên mặt đất
Câu 19: Để đưa các thùng đựng dầu lên xe tải, một người đã lần lượt dùng bốn tấm ván làm mặt phẳng nghiêng. Biết với bốn tấm ván này người đó đã đẩy thùng dầu đi lên với các lực lần lượt là: F1 = 1000N; F2 = 200N; F3 = 500N; F4 = 1200N. Hỏi tấm ván nào dài nhất?
- A.Tấm ván 1
- B.Tấm ván 2.
- C.Tấm ván 3.
- D. Tấm ván 4.
Câu 20: Một hòn đá bị ném mạnh vào một gò đất. Lực mà hòn đá tác dụng vào gò đất
- A. chỉ làm gò đất bị biến dạng.
- B. chỉ làm biến đổi chuyển động của gò đất.
- C. làm cho gò đất bị biến dạng, đồng thời làm biến đổi chuyển động của gò đất.
- D. không gây ra tác dụng gì.
Câu 21: Dùng tay kéo dây chun, khi đó:
- A. Chỉ có lực tác dụng vào tay.
- B. Chỉ có lực tác dụng vào dây chun.
- C. Có lực tác dụng vào tay và có lực tác dụng vào dây chun.
- D. Không có lực.
Câu 22: Khối lượng của một chiếc cặp có chứa sách vào cỡ bao nhiêu?
- A. Vài gam.
- B. Vài trăm gam.
- C. Vài ki-lô-gam.
- D. Vài chục ki-lô-gam.
Câu 23: Trong xây dựng, người ta sử dụng dụng cụ nào để xác định phương thẳng đứng của một cột bê tông?
- A. Lực kế.
- B. Thước vuông.
- C. Dây chỉ dài.
- D. Quả dọi gồm một quả nằng được buộc vào một sợi dây mảnh, nhẹ.
Câu 24: Nếu treo quả cân 1kg vào một cái “cân lò xo”của cân có độ dài 10cm. Nếu treo quả cân 0,5kg thì lò xo có độ dài 6cm. Hỏi nếu treo quả cân 200g thì lò xo sẽ có độ dài bao nhiêu?
- A. 7,6cm
- B. 5cm
- C. 3,6cm
- D. 2,4cm
Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
- B. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là hai lực cân bằng.
- C. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.
- D. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật thì hai lực đó là hai lực cân bằng.
Câu 26: Để đo khối lượng người ta dùng dụng cụ gì?
- A. Thước.
- B. Bình chia độ.
- C. Cân.
- D. Ca đong.
Câu 27: Một học sinh thả một quả bóng từ trên cao xuống và nhận thấy quả bóng càng rơi, càng chuyển động nhanh lên. Hỏi phát biểu nào sau đây của học sinh này là đúng?
- A. Quả bóng không còn chịu tác dụng của lực nào vì tay ta đã thả quả bóng ra
- B. Quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này chỉ có thể là lực của tay ta
- C. Quả bóng là một vật nặng nên giống như mọi vật nặng khác, khi được thả ra từ trên cao, đều rơi xuống nhanh dần, dù không chịu tác dụng của lực nào
- D. Quả bóng đã được thả ra nên không còn chịu tác dụng của lực tay. Tuy nhiên quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này không thể là lực của tay ta mà là một lực khác.
Câu 28: Khi đo nhiều lần một đại lượng mà thu được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị nào sau đây được lấy làm kết quả của phép đo?
- A. Giá trị của lần đo cuối cùng.
- B. Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất
- C. Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được.
- D. Giá trị được lặp lại nhiều lần nhất.
Câu 29: Chuyển động của các vật nào dưới đây không bị biến đổi?
- A. Một chiếc xe đạp đang đi, bỗng bị hãm phanh, xe dừng lại.
- B. Một chiếc xe máy đang chạy, bỗng được tăng ga, xe chạy nhanh lên.
- C. Một con châu chấu đang đậu trên một chiếc lá lúa, bỗng đập càng nhảy và bay đi.
- D. Một máy bay đang bay thẳng với vận tốc 500km/h
Câu 30: Công thức tính thể tích của vật rắn khi đo bằng bình chia độ:
- A. Vrắn = V lỏng - rắn - Vlỏng
- B. Vrắn = V lỏng + rắn - Vlỏng
- C. Vrắn = V lỏng - rắn + Vlỏng
- D. Vrắn = V lỏng + rắn + Vlỏng
Câu 31: Biết 10 lít cát có khối lượng 15kg. Tính thể tích của một tấn cát.
- A. (0,887 m3)
- B. (0,887 m4)
- C. (0,667 m3)
- D. (0,667 m4)
Câu 32: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì?
- A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng
- B. Chỉ làm biến dạng quả bóng
- C. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng
- D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó.
Câu 33: Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,5 lít:
- A. Bình 1000ml có vạch chia đến 10ml
- B. Bình 500ml có vạch chia đến 2ml
- C. Bình 100ml có vạch chia đến 1ml
- D. Bình 500ml có vạch chia đến 5ml
Câu 34: Chọn phát biểu không đúng khi thực hành đo độ dài:
- A. Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.
- B. Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN lớn nhất.
- C. Ước lượng độ dài cần đo.
- D. Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.
Câu 35: Một hòn đá bị ném mạnh vào một gò đất. Lực mà hòn đá tác dụng vào gò đất:
- A. Chỉ làm gò đất bị biến dạng.
- B. Chỉ làm biến đổi chuyển động của gò đất.
- C. Làm cho gò đất bị biến dạng, đồng thời làm biến đổi chuyển động của gò đất.
- D. Không gây ra tác dụng gì cả
Câu 36: 1kg kem giặt VISO có thể tích 900cm3. Tính Khối lượng riêng của kem giặt
- A. 911 kg/m4
- B. 911 kg/m3
- C. 1111 kg/m4
- D. 1111 kg/m3
Câu 37: Kết luận nào sai khi nói về trọng lượng của vật?
- A. Trọng lượng là cường độ của trọng lực.
- B. Trọng lượng của vật tỉ lệ với khối lượng của vật.
- C. Có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế.
- D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật.
Câu 38: Cho một khối chì hình hộp chữ nhật có thể tích bằng cm3. Tính khối lượng riêng của chì? Biết rằng khối lượng của khối chì bằng 113g
- A. 1100kg/m3
- B. 1300kg/m3
- C. 1130kg/m3
- D. 11300kg/m3
Câu 39: Một cái cột trụ bằng sắt có khối lượng riêng là 7800kg/m3. Tính trọng lượng riêng của sắt?
- A. 7800N/m3
- B. 78000N/m3
- C. 700N/m3
- D. 7000N/m3
Câu 40: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Muốn lực nâng vật……… trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng……khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.
- A. nhỏ hơn, lớn hơn
- B. nhỏ hơn, nhỏ hơn
- C. lớn hơn, lớn hơn
- D. lớn hơn, nhỏ hơn
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 5: Khối lượng Đo khối lượng
- Trắc nghiệm Vật lí 6 học kì I (P5)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 25 vật lí 6: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)
- Trắc nghiệm vật lí 6 chương 1: Cơ học (P4)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 6: Lực Hai lực cân bằng
- Trắc nghiệm vật lí 6 chương 2: Nhiệt học (P3)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí
- Trắc nghiệm vật lí 6 chương 1: Cơ học (P5)
- Trắc nghiệm Vật lí 6 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
- Trắc nghiệm Vật lí 6 học kì II (P3)