Trắc nghiệm vật lí 6 chương 1: Cơ học (P5)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 6 chương 1: Cơ học (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo độ dài sân trường em?
- A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.
- B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.
- C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.
- D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.
Câu 2: Khi đo nhiều lần một đại lượng mà thu được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị nào sau đây được lấy làm kết quả của phép đo?
- A. Giá trị của lần đo cuối cùng.
- B. Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất
- C. Giá trị trung bình của tất cả các giá trị
Câu 3: Giới hạn đo của bình chia độ là:
- A. giá trị lớn nhất ghi trên bình.
- B. giá trị giữa hai vạch chia ghi trên bình.
- C. thể tích chất lỏng mà bình đo được.
- D. giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên bình.
Câu 4: Khi thả một quả cam vào một bình tràn chứa đầy nước thì nước tràn vào một bình chia độ có GHĐ 300cm3 và ĐCNN 5cm3. Mực nước trong bình chia độ lên tới vạch số 215. Thể tích của quả cam bằng bao nhiêu?
- A. 215cm3
- B. 85cm3
- C. 300cm3
- D. Cả ba phương án trên đều sai.
Câu 5: Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông có ghi “5T”. Số 5T có ý nghĩa gì?
- A. Số 5T chỉ dẫn rằng xe có trên 5 người ngồi thì không được đi qua cầu.
- B. Số 5T chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 5 tấn thì không được đi qua cầu.
- C. Số 5T chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 50 tấn thì không được đi qua cầu.
- D. Số 5T chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 5 tạ thì không được đi qua cầu.
Câu 6: Một người cầm hai đầu dây cao su rồi kéo căng ra. Gọi lực mà tay phải người đó tác dụng lên dây cao su là F1; lực mà dây cao su tác dụng vào tay phải người đó là F1′ ; lực mà tay trái người đó tác dụng vào dây cao su là F2; lực mà dây cao su tác dụng vào tay trái người đó là F2'. Hai lực nào là hai lực cân bằng?
- A. Các lực F1 và F1′.
- B. Các lực F2 và F2′
- C. Các lực F1 và F2
- D. Cả ba cặp lực kể trên
Câu 7: Một hòn đá bị ném mạnh vào một gò đất. Lực mà hòn đá tác dụng vào gò đất
- A. chỉ làm gò đất bị biến dạng.
- B. chỉ làm biến đổi chuyển động của gò đất.
- C. làm cho gò đất bị biến dạng, đồng thời làm biến đổi chuyển động của gò đất.
- D. không gây ra tác dụng gì.
Câu 8: Một cái cốc có khối lượng bằng 200g đặt nằm cân bằng trên bàn. Lực tác dụng của mặt bàn vào cốc nhận giá trị nào trong các giá trị sau?
- A. 2N.
- B. 20N.
- C. 0,2N.
- D. 200N.
Câu 9: Nếu treo một quả cân 100g vào một sợi dây cao su thì khi đã đứng yên quả cân chịu tác dụng
- A. Chỉ của trọng lực có độ lớn 1N
- B. Chỉ của lực đàn hồi có độ lớn là 10N
- C. Của trọng lực có độ lớn 1N và lực đàn hồi có độ lớn 1N
- D. Của trọng lực có độ lớn 1N và lực đàn hồi có độ lớn 10N
Câu 10: Khi treo một vật thẳng đứng vào lực kế, ta thấy số chỉ của lực kế là 150N. Khối lượng của vật đó là:
- A. 15 kg
- B. 150 g
- C. 150 kg
- D. 1,5 kg
Câu 11: Một vật bằng sắt có khối lượng riêng là 7800kh/m3; thể tích 50dm3.Khối lượng của vật là:
- A.390kg
- B.312kg
- C.390000kg
- D.156kg
Câu 12: Khi đưa một vật có khối lượng 500kg lên theo phương thẳng đứng thì cần sử dụng một lực bằng bao nhiêu?
- A. nhỏ hơn 500N
- B. nhỏ hơn 5000N
- C. ít nhất bằng 500N
- D. ít nhất bằng 5000N
Câu 13: Để đưa các thùng đựng dầu lên xe tải, một người đã lần lượt dùng bốn tấm ván làm mặt phẳng nghiêng. Biết với bốn tấm ván này người đó đã đẩy thùng dầu đi lên với các lực lần lượt là: F1 = 1000N; F2 = 200N; F3 = 500N; F4 = 1200N. Hỏi tấm ván nào dài nhất?
- A.Tấm ván 1
- B.Tấm ván 2.
- C.Tấm ván 3.
- D. Tấm ván 4.
Câu 14: Dùng đòn bẩy được lợi về lực khi
- A. Khoảng cách OO1=OO2
- B. Khoảng cách OO1>OO2
- C. Khoảng cách OO1 < OO2
- D.Tất cả đều sai
Câu 15: Chọn phát biểu sai khi nói về ròng rọc:
- A.Ròng rọc cố định có tác dụng làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
- B.Dùng ròng rọc động thì lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật
- C.Dùng ròng rọc động thì lực kéo vật lên lớn hơn trọng lượng của vật
- D.Ròng rọc là một bánh xe dễ dàng quay quanh một trục, trên vành bánh xe có xẻ rãnh để đặt dây kéo
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm Vật lí 6 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 28: Sự sôi
- Trắc nghiệm Vật lí 6 học kì II (P4)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 15: Đòn bẩy
- Trắc nghiệm vật lí 6 chương 2: Nhiệt học (P4)
- Trắc nghiệm Vật lí 6 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 25 vật lí 6: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 13: Máy cơ đơn giản
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 16: Ròng rọc
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
- Trắc nghiệm vật lí 6 chương 2: Nhiệt học (P3)
- Trắc nghiệm Vật lí 6 học kì II (P5)