Trắc nghiệm Vật lí 6 học kì II (P4)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 6 học kì II (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khi đun nóng một hòn bi sắt thì xảy ra hiện tượng nào?

  • A.Khối lượng của hòn bi tăng
  • B.Khối lượng của hòn bi giảm
  • C.Khối lượng riêng của hòn bi tăng
  • D.Khối lượng riêng của hòn bi giảm

Câu 2: Khi tăng nhiệt độ của một lương nước từ 0 đến 4 độ C thì:

  • A. Thể tich nước co lại
  • B. Thể tích nước nở ra
  • C. Thể tích nước không thay đổi
  • D. Cả ba kết luật đều sai

Câu 3: Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?

  • A. Nhiệt độ tăng làm cho vỏ bánh xe co lại.
  • B. Nhiệt độ tăng làm cho ruột bánh xe nở ra.
  • C. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe co lại.
  • D. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe nở ra.

Câu 4: Lí do chủ yếu nào khi lợp nhà bằng tôn, nguwoif ta chỉ đóng đinh một đầu còn đầu kia để tự do?

  • A. Để tiết kiệm đinh
  • B. Để tôn không bị thủng nhiều lỗ
  • C. Để tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt
  • D. Cả A,B,C đều đúng

Câu 5: Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào dưới đây?

  • A. Làm nóng nút.
  • B. Làm nóng cổ lọ.
  • C. Làm lạnh cổ lọ.
  • D. Làm lạnh đáy lọ.

Câu 6: Đun nóng một lượng nước đá từ 0oC đến 100oC. Khối lượng và thể tích lượng nước đó thay đổi như thế nào?

  • A. Khối lượng không đổi, ban đầu thể tích giảm sau đó tăng.
  • B. Khối lượng không đổi, thể tích giảm.
  • C. Khối lượng tăng, thể tích giảm.
  • D. Khối lượng tăng, thể tích không đổi.

Câu 7: Nhiệt độ nóng chảy của bạc là:

  • A. -960oC
  • B. 96oC
  • C. 60oC
  • D. 960oC

Câu 8: Kết luận nào sau đât là đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của không khí và kí õi

  • A. không khí nở vì nhiệt nhiều hơn oxi
  • B. không khí nở vì nhiệt ít hơn oxi
  • C. không khí và oxi nở vì nhiệt như nhau
  • D. cả ba kết luận trên đều sai

Câu 9: Cho ba thanh kim loại đồng, nhôm, sắt có cùng chiều dài ban đầu là 100 cm. Khi tăng thêm 500C thì độ tăng chiều dài của chúng theo thứ tự trên lần lượt là 0,12 cm; 0,086 cm; 0,060 cm. Trong ba chất đồng, nhôm và sắt, cách sắp xếp nào sau đây là đúng theo thứ tự từ chất dãn nở vì nhiệt nhiều nhất đến chất dãn nở vì nhiệt ít nhất?

  • A. Nhôm – Đồng – Sắt
  • B. Nhôm – Sắt – Đồng
  • C. Sắt – Nhôm – Đồng
  • D. Đồng – Nhôm – Sắt

Câu 10: Băng kép đang thẳng, nếu làm cho lạnh đi thì nó bị cong về phía thanh thép hay thanh đồng? Tại sao?

  • A. Cong về phía thanh đồng vì đồng co vì nhiệt ít hơn thanh thép.
  • B. Cong về phía thanh đồng vì đồng co vì nhiệt nhiều hơn thanh thép.
  • C. Cong về phía thanh đồng vì đồng nở vì nhiệt nhiều hơn thanh thép.
  • D. Cong về phía thanh thép vì đồng co vì nhiệt nhiều hơn thanh thép.

Câu 11: Giá trị nhiệt độ đo được theo thang nhiệt độ Kenvin là 293K. Hỏi theo thang nhiệt độ Farenhai, nhiệt độ đó có giá trị là bao nhiêu? Biết rằng mỗi độ trong thang nhiệt độ Kenvin (1K) bằng 1 độ trong thang nhiệt độ Xenxiut (1oC) và 0oC ứng với 273K.

  • A. 20oF
  • B. 100oF
  • C. 68oF
  • D. 261oF

Câu 12: Khi đun nóng kẽm, chúng mềm ra và nóng chảy dần, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm giảm dần.
  • B. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm lúc tăng lúc giảm.
  • C. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm không đổi.
  • D. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm tiếp tục tăng.

Câu 13: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào liên quan đến sự nóng chảy?

  • A. Sương đọng trên lá cây.
  • B. Khăn ướt sẽ khô khi được phơi ra nắng.
  • C. Đun nước đổ đầy ấm, nước có thể tràn ra ngoài.
  • D. Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, sau một thời gian, tan thành nước.

Câu 14: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến sự đông đặc

  • A. Đúc tượng đồng
  • B. Đổ bê tông
  • C. Làm nước đá
  • B. Hàn chì

Câu 15: Khi nhúng một nhiệt kế rượu vào nước nóng, mực rượu trong ống nhiệt kế tăng lên vì:

  • A. ống nhiệt kế dài ra.
  • B. ống nhiệt kế ngắn lại.
  • C. cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng rượu nở nhiều hơn.
  • D. cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng ống nhiệt kế nở nhiều hơn.

Câu 16: Chọn phương án đúng. Một vật hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt. Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì

  • A. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao tăng.
  • B. Chỉ có chiều dài và chiều rộng tăng.
  • C. Chỉ có chiều cao tăng.
  • D. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao không thay đổi.

Câu 17: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về ứng dụng của băng kép? Băng kép được ứng dụng

  • A. làm cốt cho các trụ bê tông
  • B. làm giá đỡ
  • C. trong việc đóng ngắt mạch điện
  • D. làm các dây điện thoại

Câu 18: Trong các trường hợp phơi quần áo sau đây, trường hợp nào quần áo lâu khô nhất?

  • A. Có gió, quần áo căng ra.
  • B. Không có gió, quần áo căng ra.
  • C. Quần áo không căng ra, không có gió.
  • D. Quần áo không căng ra, có gió.

Câu 19: Mây được tạo thành từ

  • A. nước bay hơi
  • B. khói
  • C. nước đông đặc
  • D. hơi nước ngưng tụ

Câu 20: Tính chất nào sau đây không phải tính chất của sự sói

  • A. Sự sôi xảy ra ở cùng một nhiệt độ các định đối với mọi chất lỏng
  • B. Khi đang sôi thì nhiệt độ chất lỏng không thay đổi
  • C. Khi sôi có sự chuyển thể từ lỏng sang hơi
  • D. Khi sôi có sự bay hơi ở trong lòng chất lỏng

Câu 21: Bên ngoài thành cốc đựng nước đá có nước vì:

  • A. Nước trong cốc có thể thấm ra ngoài.
  • B. Hơi nước trong không khí ngưng tụ gặp lạnh tạo thành nước.
  • C. Nước trong cốc bay hơi ra bên ngoài.
  • D. Nước trong không khí tụ trên thành cốc.

Câu 22: Chọn phát biểu đúng về định nghĩa của sự bay hơi?

  • A. Sự chuyển từ thể rắn sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
  • B. Sự chuyển từ thể hơi sang thể rắn gọi là sự bay hơi.
  • C. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
  • D. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự bay hơi.

Câu 23: Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước như thế nào?

  • A. tăng dần
  • B. không thay đổi
  • C. giảm dần
  • D. ban đầu tăng rồi sau đó giảm

Câu 24: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng khi nói về sự sôi?

  • A. Nước sôi ở nhiệt độ 100oC. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ sôi của nước.
  • B. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi..
  • C. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước tăng dần.
  • D. Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi tạo ra các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng.

Câu 25: Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì

  • A. khối lượng của vật giảm đi.
  • B. thể tích của vật giảm đi.
  • C. trọng lượng của vật giảm đi.
  • D. trọng lượng của vật tăng lên.

Câu 26: Nhiệt độ sôi

  • A. không đổi trong suốt thời gian sôi.
  • B. luôn thay đổi trong suốt thời gian sôi.
  • C. luôn tăng trong thời gian sôi.
  • D. luôn giảm trong thời gian sôi.

Câu 27: Khi đun nóng một hòn bi bằng sắt thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây?

  • A. Khối lượng của hòn bi tăng.
  • B. Khối lượng của hòn bi giảm.
  • C. Khối lượng riêng của hòn bi tăng.
  • D. Khối lượng riêng của hòn bi giảm.

Câu 28: Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng, người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới tụt xuống một tí, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Điều đó chứng tỏ:

  • A. Thể tích của nước tăng nhiều hơn thể tích của bình
  • B. Thể tích của nước tăng ít hơn thể tích của bình
  • C. Thể tích của nước tăng, của bình không tăng
  • D. Thể tích của nước tanwg trước, thể tích của bình không tăng

Câu 29: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

  • A. Rắn, lỏng, khí.
  • B. Rắn, khí, lỏng.
  • C. Khí, lỏng, rắn.
  • D. Khí, rắn, lỏng.

Câu 30: Tại sao chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở?

  • A. Vì không thể hàn hai thanh ray lại được.
  • B. Vì để vậy sẽ lắp các thanh ray dễ dàng hơn.
  • C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra có chỗ giãn nở.
  • D. Vì chiều dài thanh ray không đủ.

Câu 31: Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí?

  • A. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
  • B. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.
  • C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.
  • D. Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.

Câu 32: Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng, người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới đầu tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Điều đó chứng tỏ:

  • A. thể tích của nước tăng nhiều hơn thể tích của bình.
  • B. thể tích của nước tăng ít hơn thể tích của bình.
  • C. thể tích của nước tăng, của bình không tăng.
  • D. thể tích của bình tăng trước, của nước tăng sau và tăng nhiều hơn.

Câu 33: Cho hai nhiệt kế rượu và thủy ngân. Dùng nhiệt kế nào có thể đo được nhiệt độ của nước đang sôi? Cho biết nhiệt độ sôi của rượu và thủy ngân lần lượt là 80oC và 357oC.

  • A. Cả nhiệt kế thủy ngân và nhiệ-t kế rượu.
  • B. Không thể dùng nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu.
  • C. Nhiệt kế rượu.
  • D. Nhiệt kế thủy ngân

Câu 34: Sự nóng chảy là sự chuyển từ

  • A. thể lỏng sang thể rắn
  • B. thể rắn sang thể lỏng
  • C. thể lỏng sang thể hơi
  • D. thể hơi sang thể lỏng

Câu 35: Có nhiệt kế rượu hoặc thủy ngân, nhưng không có nhiệt kế nước vì sao?

  • A.Rượu hay thủy ngân co dãn vì nhiệt đều.
  • B.Nước co dãn vì nhiệt không đều.
  • C.Nước không đo được nhiệt độ âm.
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 36: Hiện tượng vào mùa đông ở các nước vùng băng tuyết thường xảy ra sự cố vỡ đường ống nước là do:

  • A. tuyết rơi nhiều đè nặng thành ống.
  • B. thể tích nước khi đông đặc tăng lên gây ra áp lực lớn lên thành ống.
  • C. trời lạnh làm đường ống bị cứng dòn và rạn nứt.
  • D. các phương án đưa ra đều sai.

Câu 37: Làm thí nghiệm như thế nào để chứng minh trong hơi thở của chúng ta có nhiều hơi nước?

  • A. Hà hơi thở vào lòng bàn tay.
  • B. Hà hơi thở vào vung nồi đang đun trên bếp.
  • C. Hà hơi thở vào gương soi hoặc kính.
  • D. Hà hơi thở vào một tờ giấy trắng.

Câu 38: Đặc điểm nào sau đây là của sự bay hơi?

  • A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
  • B. Chỉ xảy ra trong lòng chất lỏng.
  • C. Xảy ra với tốc độ như nhau ở mọi nhiệt độ.
  • D. Chỉ xảy ra đối với một số ít chất lỏng.

Câu 39: Vào những hôm trời nồm, hơi nước có rất nhiều trong không khí. Quan sát trên những nền nhà lát đá hoặc gạch men ta thấy hiện tượng gì?

  • A. Nước bốc hơi bay lên
  • B. Hơi nước ngưng tụ ướt nền nhà
  • C. Nước đông đặc tạo thành đá
  • D. Không có hiện tượng gì

Câu 40: Trong các đặc điểm bay hơi sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự sôi?

  • A. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.
  • B. Xảy ra ở cả trong lòng lẫn mặt thoáng của chất lỏng.
  • C. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.
  • D. Trong suốt quá trình diễn ra hiện tượng này, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
Xem đáp án

  • 6 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021