Trắc nghiệm Vật lí 6 học kì I (P2)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 6 học kì I (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trước khi đo độ dài của một vật, cần phải ước lượng độ dài cần đo để

  • A. CHọn dụng cụ đo thích hợp
  • B. Chọn thước đo thích hợp
  • C. Đo chiều dài cho chính xác
  • D. Có cách đặt mắt cho đúng cách

Câu 2: Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,5 lít:

  • A. Bình 1000ml có vạch chia đến 10ml
  • B. Bình 500ml có vạch chia đến 2ml
  • C. Bình 100ml có vạch chia đến 1ml
  • D. Bình 500ml có vạch chia đến 5ml

Câu 3: Dùng một bình chia độ có GHĐ 20ml và ĐCNN 1ml để đo một vật rắn không thâm nước. Ban đầu mực nước trong bình là 13ml, sau khi bỏ vật rắn vào bình thì mực nước là 17ml. Thể tích của vật rắn không thấm nước nhận giá trị nào trong các giá trị sau

  • A. 5cm3
  • B.4cm3
  • C.4,0cm3
  • D.17,0cm3

Câu 4: Giới hạn đo (GHĐ) của thước là:

  • A. Độ dài lớn nhất ghi trên thước.
  • B. Độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.
  • C. Độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
  • D. Độ dài giữa 2 vạch chia nhỏ nhất trên thước.

Câu 5: Một bạn kéo một vật lên theo phương thẳng đúng thì phải sử dụng một lực nhỏ nhất bằng 200N. Hỏi rằng nếu hai bạn cùng kéo vật đó lên theo phường thẳng đúng thì mỗi bạn phải sử dụng một lượ nhỏ nhất bằng bao nhiêu?

  • A, 50N
  • B.200N
  • C.100N
  • D.10N

Câu 6: Chỉ có thể nói về trọng lực của vật nào sau đây?

  • A. Trái Đất
  • B. Mặt trăng
  • C. Mặt trời
  • D. Hòn đá trên mặt đất

Câu 7: Chọn đáp án đúng. Hai lực cân bằng:

  • A. Là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương và cùng chiều, tác dụng vào cùng một vật.
  • B. Là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.
  • C. Là hai lực mạnh như nhau, ngược phương và ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.
  • D. Là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào 2 vật ngược chiều nhau.

Câu 8: Trường hợp nào không có sự biến đổi chuyển động trong các trường hợp chuyển động của máy bay

  • A. Máy bay cất cánh
  • B. Máy bay đỗ trên sân bay
  • C. Máy bay hạ cánh
  • D. Máy bay lượn vòng biểu diễn nghệ thuật

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
  • B. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là hai lực cân bằng.
  • C. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.
  • D. Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật thì hai lực đó là hai lực cân bằng.

Câu 10: Lực nào sau đây không phải lực đàn hồi?

  • A.Lực của lò xo bút bi tác dụng vào ngòi bút
  • B. Lực của quả bóng tác dụng vào tường khi quả bóng va chạm với tường
  • C.Lực của giảm xóc xe máy tác dụng vào khung xe máy
  • D.Lực tâng tác dụng vào cánh máy bay khi máy bay chuyển động

Câu 11: Lực nào không phải là lực đẩy trong các lực sau

  • A. Lực của vận động viên đẩy tạ dùng để ném quả tạ
  • B. Lực của tay học sinh tác dụng làm bay tàu bay giấy
  • C. Lực của tay học sinh tác dụng vào cặp khi xách cặp đến trường
  • D. Lực của lò xo bị ép tác dụng vào tay người

Câu 12: Dùng một lực kế đo được trojg lượng của vật là 2N, vật đó có khối lượng bằng bao nhiêu?

  • A. 200g
  • B. 200kg
  • C. 20kg
  • D. 2kg

Câu 13: CHo biết 13,5kg nhôm có thể tích là 5dm3. Khối lượng riêng của nhôm bằng bao nhiêu?

  • A.2700kg/dm3
  • B.2700kg/m3
  • C.270kh/m3
  • D.260kg/m3

Câu 14: Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây:

  • A. V1 = 20,2cm3.
  • B. V2 = 20,50cm3.
  • C. V3 = 20,5cm3.
  • D. V4 = 20cm3.

Câu 15: Dụng cụ nào sau đây không phải một ứng dụng của đòn bẩy khi sử dụng nó

  • A. Cái kéo
  • B. Cái búa đinh nhỏ
  • C. Cái cưa
  • D. Cái cắt móng tay

Câu 16: Chọn phương án SAI. Người ta sử dụng dơn vị đo độ dài là

  • A. Mét
  • B. Kilômét
  • C. Mét khối
  • D. Đềximét

Câu 17: Khi đưa một hòn đá nặng dời chỗ sang bên cạnh, người ta thường sử dụng

  • A. Ròng rọc cố định
  • B. Mặt phẳng nghiêng
  • C. Đòn bảy
  • D. Mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy

Câu 18: Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra :

  • A. Lớn hơn thể tích của vật.
  • B. Bằng thể tích của vật.
  • C. Nhỏ hơn thể tích của vật.
  • D. Bằng một nửa thể tích của vật.

Câu 19: Một vật bằng sắt có khối lượng riêng là 7800kh/m3; thể tích 50dm3.Khối lượng của vật là:

  • A.390kg
  • B.312kg
  • C.390000kg
  • D.156kg

Câu 20: Trọng lượng của một vật 20g là bao nhiêu

  • A.0,02N
  • B.0,2N
  • C.20N
  • D.200N

Câu 21: Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực?

  • A. Xách 1 xô nước.
  • B. Nâng một tấm gỗ.
  • C. Đẩy 1 chiếc xe.
  • D. Đọc một trang sách.

Câu 22: Chuyển động của các vật nào dưới đây không bị biến đổi?

  • A. Một chiếc xe đạp đang đi, bỗng bị hãm phanh, xe dừng lại.
  • B. Một chiếc xe máy đang chạy, bỗng được tăng ga, xe chạy nhanh lên.
  • C. Một con châu chấu đang đậu trên một chiếc lá lúa, bỗng đập càng nhảy và bay đi.
  • D. Một máy bay đang bay thẳng với vận tốc 500km/h

Câu 23: Nếu so sánh một quả cân 1 kg và một tập giấy 1 kg thì:

  • A. Tập giấy có khối lượng lớn hơn
  • B. Quả cân có trọng lượng lớn hơn
  • C. Quả cân và tập giấy có trọng lượng bằng nhau
  • D. Quả cân và tập giấy có thể tích bằng nhau

Câu 24: Đặt một lò xo trên nền nhà và sat tường. Lấy tay ép lò xo vào tường, lò xo bị biến dạng. Lực nào sau đây gây ra sự biến dang của lò xo

  • A.Lực của tay
  • B.Lực của tường
  • C.Lực của tay và tường
  • D. Lực của tay, tường và Trái đất

Câu 25: Trong các câu sau đây, câu nào đúng?

  • A. Lực kế là dụng cụ dùng để đo khối lượng
  • B.Cân Robecvan là dụng cụ dùng để đo trọng lượng
  • C. Lực kế là dụng cụ dùng để đo cả trong lượng lẫn khối lượng
  • D. Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực, còn cân Robecvan dùng để đo khối lượng

Câu 26: Kết luận nào là đúng khi nói về việc sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa một thùng hàng lên thùng xe ô tô?

  • A. Lực để kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của thùng hàng.
  • B. Lực để kéo vật lên bằng trọng lượng của thùng hàng.
  • C. Lực để kéo vật lên lớn hơn trọng lượng của thùng hàng.
  • D. Lực để kéo vật lên có cường độ bất kì.

Câu 27: Điều kiện nào sau đây giúp người sử dụng đòn bẩy để nâng vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật?

  • A. Khi OO2 < OO1 thì F2 < F1
  • B. Khi OO2 = OO1 thì F2 = F1
  • C. Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1
  • D. Khi OO2 > OO1 thì F2 > F1

Câu 28: Một bác thợ xây muốn kéo một bao ximang lên một mái nhà theo phương thẳng đứng thì bác đó phải sử dụng lực nào trong các lực sau, biết rằng khối lượng của bao ximang là 50kg

  • A.50N
  • B.500N
  • C.450N
  • D.5N

Câu 29:Khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3. Vậy, 1kg sắt sẽ có thể tích vào khoảng

  • A. 12,8cm3
  • B. 128cm3.
  • C. 1.280cm3.
  • D. 12.800cm3.

Câu 30: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?

  • A. Trọng lực của một quả nặng
  • B. Lực hút của một nam châm tác dụng lên một miếng sắt
  • C. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp
  • D. Lực kết dính giữa một tờ giấy dán trên bảng với mặt bảng

Câu 31: Chọn phát biểu sai. Máy cơ đơn giản đã mang lại những lợi ích như thế nào cho con người?

  • A. giảm hao phí sức lao động.
  • B. tăng năng suất lao động.
  • C. thực hiện công việc dễ dàng.
  • D. gây khó khăn và cản trở công việc.

Câu 32: Cân nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?

  • A. Cân Robecvan
  • B. Cân đồng hồ
  • C. Cần đòn
  • D. Cân tạ

Câu 33: Khi dùng mặt phẳng nghiêng

  • A. trọng lượng của vật giảm đi.
  • B. hướng của trọng lượng thay đổi
  • C. cả hướng và độ lớn của trọng lực thay đổi.
  • D. trọng lượng của vật không thay đổi.

Câu 34: Một cặp sách có trọng lượng 35N thì có khối lượng bao nhiêu gam?

  • A. 3,5g
  • B. 35g
  • C. 350g
  • D. 3500g

Câu 35: Cho thước mét trong hình vẽ dưới đây: Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là:

  • A. 1m và 1mm.
  • B. 10dm và 0,5cm.
  • C. 100cm và 1cm.
  • D. 100cm và 0,2cm

Câu 36: Độ chia nhỏ nhất của một bình chia độ là 0,1 cm3. Cách ghi kết quả nào dưới đây là đúng?

  • A. 20cm3.
  • B. 20,2cm3.
  • C. 20,20cm3.
  • D. 20.25cm3.

Câu 37: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì người ta xác định thể tích của vật bằng cách:

  • A. Đo thể tích bình tràn
  • B. Đo thể tích bình chứa
  • C. Đo thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa
  • D. Đo thể tích nước còn lại trong bình.

Câu 38: Một người cầm hai đầu dây cao su rồi kéo căng ra. Gọi lực mà tay phải người đó tác dụng lên dây cao su là F1; lực mà dây cao su tác dụng vào tay phải người đó là F1′ ; lực mà tay trái người đó tác dụng vào dây cao su là F2; lực mà dây cao su tác dụng vào tay trái người đó là F2'. Hai lực nào là hai lực cân bằng?

  • A. Các lực F1 và F1′.
  • B. Các lực F2 và F2′
  • C. Các lực F1 và F2
  • D. Cả ba cặp lực kể trên

Câu 39: Một cái cốc có khối lượng bằng 200g đặt nằm cân bằng trên bàn. Lực tác dụng của mặt bàn vào cốc nhận giá trị nào trong các giá trị sau?

  • A. 2N.
  • B. 20N.
  • C. 0,2N.
  • D. 200N.

Câu 40: Dùng tay kéo dây chun, khi đó:

  • A. Chỉ có lực tác dụng vào tay.
  • B. Chỉ có lực tác dụng vào dây chun.
  • C. Có lực tác dụng vào tay và có lực tác dụng vào dây chun.
  • D. Không có lực.
Xem đáp án
  • 14 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021