Trắc nghiệm vật lí 6 bài 8: Trọng lực Đơn vị lực
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 8 vật lí 6: Trọng lực Đơn vị lực Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Một bóng đèn được trei trên cây cột điện giữ nguyên vị trí vì:
- A.Chịu lực giữ của sợi dây
- B.Chịu lực hút của Trái đất
- C. Không chịu lực nào tác dụng
- D. Chịu tác dụng của hai lực cân bằng là lực hút của Trái đất và lực giữ của sợi dây
Câu 2: Trường hợp nào sau đây là ví dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động
- A. Quả bóng được đá thì lăn trên sân
- B. Một vật được tay kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang
- C. Một vật được thả thì rơi xuống
- D.Một vật được ném thì bay lên cao
Câu 3: Lực nào sau đây không phải trọng lực
- A.Lực làm cho nước mưa rơi xuống
- B.Lực tác dụng lên một vật nặng treo vào lò xo làm cho lò xo dãn ra
- C.Lực tác dụng vào viên phấn khi viên phấn được buông ra khỏi tay khi cầm
- D. Lực nam châm tác dụng vào hòn bi sắt
Câu 4: Trọng lượng một vật 40g là:
- A.400N
- B.4N
- C.0,4N
- D.40N
Câu 5: Hãy chọn câu lập luận đúng trong các câu dưới đây:
- A. Một con tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất thì không bị Trái Đất hút nữa. Vì nếu bị hút thì nó đã rơi ngay xuống Trái Đất.
- B. Một con tàu vũ tru bay quanh Trái Đất thì không bị Trái Đất hút.Vì ta thấy nhà du hành vũ trụ bị lơ lửng trong con tàu.
- C. Một con tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất vẫn bị Trái Đất hút. Nhưng lực hút này bi cân bằng bởi lực đẩy của động cơ.
- D. Mặt trăng luôn luôn bị Trái Đất hút. Nhưng Mặt Trăng không bị rơi vào Trái Đất, vì lực hút có tác dụng làm Mặt Trăng quay tròn quanh Trái Đất.
Câu 6: Số liệu nào dưới đây phù hợp với một học sinh THCS?
- A. Khối lượng 400g
- B. Trọng lượng 400N
- C. Chiều cao 400mm
- D. Vòng ngực 400cm
Câu 7: Chỉ có thể nói về trọng lực của vật nào sau đây?
- A. Trái Đất
- B. Mặt trăng
- C. Mặt trời
- D. Hòn đá trên mặt đất
Câu 8: Một chiếc tàu thùy nổi được trên mặt nước là nhờ có những lực nào tác dụng vào nó?
- A. Chỉ nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống phía dưới
- B. Chỉ nhờ lực nâng của nước đẩy lên
- C. Nhờ trọng lực do Trái Đất hút xuống và lực nâng của nước đẩy lên cân bằng nhau.
- D. Nhờ lực hút của Trái Đất, lực nâng của nước và lực đẩy của chân vịt phía sau tàu.
Câu 9: Nếu so sánh một quả cân 1 kg và một tập giấy 1 kg thì:
- A. Tập giấy có khối lượng lớn hơn
- B. Quả cân có trọng lượng lớn hơn
- C. Quả cân và tập giấy có trọng lượng bằng nhau
- D. Quả cân và tập giấy có thể tích bằng nhau
Câu 10: Ba khối kim loại: 1kg đồng, 1kg sắt và 1kg nhôm. Khối nào có trọng lượng lớn nhất?
- A. Khối đồng.
- B. Khối sắt.
- C. Khối nhôm.
- D. Ba khối có trọng lượng bằng nhau.
Câu 11: Cho 3 đại lượng: khối lượng, trọng lượng, trọng lực. Niu tơn (N) là đơn vị đo của đại lượng nào?
- A. Khối lượng.
- B. Trọng lượng.
- C. Trọng lực.
- D. B và C.
Câu 12: Lực nào sau đây không thể là trọng lực?
- A. Lực tác dụng lên vật nặng đang rơi.
- B. Lực tác dụng lên một quả bóng bay làm quả bóng hạ thấp dần.
- C. Lực vật nặng tác dụng vào dây treo.
- D. Lực mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn.
Câu 13: Một cái cốc có khối lượng bằng 200g đặt nằm cân bằng trên bàn. Lực tác dụng của mặt bàn vào cốc nhận giá trị nào trong các giá trị sau?
- A. 2N.
- B. 20N.
- C. 0,2N.
- D. 200N.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 30 vật lí 6: Tổng kết chương II: Nhiệt học
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 29 vật lí 6: Sự sôi (tiếp theo)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
- Trắc nghiệm Vật lí 6 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm vật lí 6 chương 2: Nhiệt học (P3)
- Trắc nghiệm vật lí 6 chương 2: Nhiệt học (P5)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 16: Ròng rọc
- Trắc nghiệm Vật lí 6 học kì II (P3)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- Trắc nghiệm Vật lí 6 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 21: Nhiệt kế thang đo nhiệt độ