Trắc nghiệm vật lí 6 chương 2: Nhiệt học (P1)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 6 chương 2: Nhiệt học (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Các nha sĩ khuyên không nên ăn thức ăn quá nóng. Vì sao?
- A.Vì răng dễ vỡ
- B.Vì răng dễ bị ố vằng
- C. Vì răng dễ bị sâu
- D. Vì men răng dễ bị rạn nứt
Câu 2: Khi tăng nhiệt độ của một lương nước từ 0 đến 4 độ C thì:
- A. Thể tich nước co lại
- B. Thể tích nước nở ra
- C. Thể tích nước không thay đổi
- D. Cả ba kết luật đều sai
Câu 3: Làm lạnh một lượng nước từ 100oC về 50oC. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của nước thay đổi như thế nào?
- A. Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều tăng.
- B. Ban đầu khối lượng riêng và trọng lượng riêng giảm sau đó bắt đầu tăng.
- C. Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều giảm.
- D. Cả khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều không đổi.
Câu 4: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về khối lượng riêng và khối lượng của một lượng nước ở 4oC?
- A. Khối lượng riêng nhỏ nhất
- B. Khối lượng riêng lớn nhất
- C. Khối lượng lớn nhất
- D. Khối lượng nhỏ nhất
Câu 5: Điền từ đúng nhất. Khi giảm nhiệt độ, thể tích của…….sẽ giảm ít hơn thể tích của…….
- A. chất khí, chất lỏng
- B. chất khí, chất rắn
- C. chất lỏng, chất rắn
- D. chất rắn, chất lỏng
Câu 6: Hai cốc thủy tinh chồng lên nhau bị khít lại. Muốn tách rời hai cốc ta làm cách nào sau đây?
- A. Ngâm cốc ở dưới vào nước nóng, đồng thời đổ nước lạnh vào cốc ở trên.
- B. Ngâm cốc ở dưới vào nước lạnh, đồng thời đổ nước nóng vào cốc ở trên.
- C. Ngâm cả hai cốc vào nước nóng.
- D. Ngâm cả hai cốc vào nước lạnh.
Câu 7: Trong thang nhiệt độ Farenhai, nhiệt độ của nước đang sôi là:
- A.
- B.
- C.
- D.
Câu 8: Người ta chọn thủy ngân và rượu để chế tạo nhiệt kế vì
- A. chúng có nhiệt độ nóng chảy cao.
- B. nhiệt độ nóng chảy thấp.
- C. nhiệt độ đông đặc cao.
- D. tất cả các câu trên đều sai.
Câu 9: Hiện tượng nào không liên quan đến hiện tượng nóng chảy trong các hiện tượng ta hay gặp trong đời sống sau đây?
- A. Đốt một ngọn nến
- B. Đun nấu mỡ vào mùa đông
- C. Pha nước chanh đá
- D. Cho nước vào tủ lạnh để làm đá
Câu 10: Ở nhiệt độ phòng, chất nào sau đây không tồn tại ở thể lỏng?
- A. Thủy ngân
- B. Rượu
- C. Nhôm
- D. Nước
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự nóng chảy và sự đông đặc?
- A. Các chất khác nhau sẽ nóng chảy (hay đông đặc) ở nhiệt độ khác nhau.
- B. Đối với một chất nhất định, nếu nóng chảy ở nhiệt độ nào thì sẽ đông đặc ở nhiệt độ ấy.
- C. Nhiệt độ của vật sẽ tăng dần trong quá trình nóng chảy và giảm dần trong quá trình đông đặc.
- D. Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ nhất định.
Câu 12: Về mùa đông ở các xứ lạnh ta thấy người đi thường thở ra “khói” là do:
- A. Hơi thở của người có nhiều hơi nước, khi ra ngoài không khí lạnh bị bay hơi tạo thành khói.
- B. Hơi thở của người có chứa nhiều hơi nước, khi ra ngoài không khí lạnh bị ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti tạo thành khói.
- C. Hơi thở của người có chứa nhiều hơi nước, khi ra ngoài không khí lạnh bị đông đặc thành đá tạo thành khói.
- D. Tất cả đều sai.
Câu 13: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là sự bay hơi?
- A. Quần áo sau khi giặt được phơi khô.
- B. Lau ướt bảng, một lúc sau bảng sẽ khô.
- C. Mực khô sau khi viết.
- D. Sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây.
Câu 14: Khi trời lạnh, ô tô có bật điều hòa và đóng kín cửa, hành khách ngồi trên ô tô thấy hiện tượng gì?
- A. Nước bốc hơi trên xe.
- B. Hơi nước ngưng tụ tạo thành giọt nước phía trong kính xe.
- C. Hơi nước ngưng tụ tạo thành giọt nước phía ngoài kính xe.
- D. Không có hiện tượng gì
Câu 15: Khi nấu cơm ta mở nắp vung ra thì thấy bên trong nắp có các giọt nước bám vào là do:
- A. hơi nước trong nồi ngưng tụ.
- B. hạt gạo bị nóng chảy.
- C. hơi nước bên ngoài nồi ngưng tụ.
- D. hơi nước bên ngoài nồi đông đặc.
Câu 16: Trong các đặc điểm bay hơi sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự sôi?
- A. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.
- B. Xảy ra ở cả trong lòng lẫn mặt thoáng của chất lỏng.
- C. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.
- D. Trong suốt quá trình diễn ra hiện tượng này, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.