Trắc nghiệm vật lý 11 bài 30: Giải bài toán về hệ thấu kính

309 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài Trắc nghiệm vật lý 11 bài 30: Giải bài toán về hệ thấu kính . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hai thấu kính ghép sát cùng trục chính: O1 có tiêu cự f1 và O2 có tiêu cự f2 = 30cm. Điểm sáng S nằm tại tiêu điểm ảnh chính của thấu kính O1. Ảnh của S tạo bởi hệ hai thấu kính trên cùng với tiêu điểm ảnh chính của thấu kính O2. Tiêu cự của thấu kính O1 là

  • A. 20cm
  • B. 15cm
  • C. 25cm
  • D. 30cm

Câu 2: Hệ hai thấu kính cùng trục chính: thấu kính phân kì L1 tiêu cự 10cm và thấu kính hội tụ L2 tiêu cự f2; khoảng cách hai thấu kính là 25cm. Khi chiếu chùm sáng song song vào thấu kính phân kì ta có chùm tia ló khỏi hệ thấu kính cũng là chùm song song. Điều gì sau đây sai?

  • A. Khi chiếu chùm sáng song song vào thấu kính hội tụ ta cũng có chùm tia ló khỏi hệ thấu kính là chùm song song
  • B. Tiêu cự f2 = 35cm
  • C. Đặt vật thật AB vuông góc trục chính và ở giữa hai thấu kính luôn cho ảnh có độ cao không đổi
  • D. Vật thật AB đặt vuông góc với trục chính, trước hai thấu kính và vuông góc với trục chính luôn cho ảnh có độ cao không đổi

Câu 3: Hệ hai thấu kính cùng trục chính f1=10cm; f2=20cm. Biết khi tịnh tiến vật dọc theo trục chính thì chiều cao của ảnh cho bởi hệ không đổi, khoảng cách hai thấu kính là

  • A. 10cm
  • B. 20cm
  • C. 30cm
  • D. 15cm

Câu 4: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 40cm. Sau thấu kính L1 đoạn a là một thấu kính phân kì L2 cùng trục chính L1. Vật sáng AB đặt vuông góc trục chính ở trước L1 và cách đoạn L1 đoạn d1 = 30cm. Ta có thể kết luận điều gì sau đây?

  • A. Ảnh cuối cùng cho bởi hệ ở xa vô cực
  • B. Ảnh cuối cùng cho bởi hệ cùng chiều vật AB
  • C. Ảnh cuối cùng cho bởi hệ ngược chiều vật AB
  • D. Ảnh cuối cùng cho bởi hệ là ảnh thật

Câu 5: Qua thấu kính L1 tiêu cự f1 ta thu được ảnh rõ nét của một nguồn sáng ở rất xa lên môt màn ảnh. Sau L1 đặt thấu kính phân kì L2 có độ lớn tiêu cự f2 bằng f1, cùng trục chính và ở sát L1. Ta có thể kết luận điều gì sau đây?

  • A. Ảnh cuối cùng cho bởi hệ ở xa vô cực
  • B. Ảnh cuối cùng cho bởi hệ là ảnh thật
  • C. Ảnh cuối cùng cho bởi hệ là ảnh ảo
  • D. Ảnh cuối cùng cho bởi hệ ở sát L2

Câu 6: Thấu kính phân kì L1 tiêu cự 50cm. Đặt trước thấu kính vật sáng AB vuông góc với trục chính cách thầu kính 50cm. Đặt thấu kính hội tụ L2 tiêu cự 30cm, cùng trục chính với L1, cách L1 5cm. Vật sáng AB và thấu kính hội tụ ở hai bên thấu kính phân kì. Ảnh cuối cùng cho bởi hệ

  • A. ở xa vô cực
  • B. là ảnh thật cao bằng vật
  • C. là ảnh ảo cao bằng vật
  • D. cách L2 30cm

Câu 7: Vật sáng AB đặt vuông góc trục chính trước thấu kính hội tụ L1 cho ảnh thật =AB. Giữ nguyên vật và L1, sau L1 đặt thấu kính hội tụ L2 cùng trục chính với L1. Khi dịch chuyển L2 trong khoảng giữa L1 và vị trí thì ảnh cuối cùng cho bởi hệ là ảnh

  • A. thật nhỏ hơn vật
  • B. thật cao hơn vật
  • C. ảo nhỏ hơn vật
  • D. ảo cao hơn vật

Câu 8: Hệ quang học đồng trục gồm thấu kính hội tụ O1 (f1=20cm) và thấu kính hội tụ O2 (f2=25cm) được ghép sát với nhau. Vật sáng AB đặt trước quang hệ và cách quang hệ một khoảng 25cm. Ảnh của AB qua quang hệ là

  • A. ảnh ảo, nằm trước O2 cách O2 một khoảng 20cm
  • B. ảnh ảo, nằm trước O2 cách O2 một khoảng 100cm
  • C. ảnh thật, nằm sau O1 cách O1 một khoảng 100cm
  • D. ảnh thật, nằm sau O2 cách O2 một khoảng 20cm

Câu 9: Thấu kính L1 có tiêu cự f1 = -40cm, đặt cùng trục chính thấu kính L2 có tiêu cự f2. Sau L2 đặt màn M vuông góc trục chính và cách L1 đoạn d = 70cm. Vật sáng AB vuông góc trục chính cách L1 một khoảng 40cm. Khi dịch chuyển L2 giữa L1 và màn thì thấy có hai vị trí của thấu kính L2 cách nhau 30cm đều cho ảnh rõ nét trên màn. Tiêu cự f2 bằng

  • A. 20cm
  • B. 30cm
  • C. 40cm
  • D. 45cm

Câu 10: Đặt vật sáng AB vuông góc trục chính và ở dưới thấu kính hội tụ L1 thì thu ảnh trên màn đặt sau L1 và cách L1 đoạn a. Đặt thêm trong khoảng giữa thấu kính L1 và màn thấu kính phân kì L2 có tiêu cự |f2| > a cùng trục chính L1. Như vậy:

  • A. Để thu được ảnh trên màn hình ta phải dịch chuyển màn ra xa L1
  • B. Để thu được ảnh trên màn ta phải dịch chuyển màn lại gần L1
  • C. Để thu được ảnh trên màn ta phải giữ nguyên vị trí của màn
  • D. Không thể thu được ảnh trên màn khi di chuyển màn

Câu 11: Vật sáng AB đặt vuông góc trục chính của thấu kính L1 tiêu cự f1 20cm và cách L1 đoạn d1 = 40cm. Vật AB và thấu kính L1 vẫn giữ như trên, đặt thấu kính L2 có tiêu cự f2 xen giữa AB và L1, cùng trục chính với L1 và cách L1 25cm. Sau L1 ta nhận được ảnh thật cách L1 4cm. Tiêu cự f2 bằng

  • A. 10cm
  • B. 15cm
  • C. 20cm
  • D. -12cm

Câu 12: Hai thấu kính ghép sát cùng trục chính, có tiêu cự f1 = 30cm và f2 = 60cm. Thấu kính tương đương hai thấu kính này có tiêu cự bằng

  • A. 90cm
  • B. 30cm
  • C. 20cm
  • D. 45cm

Câu 13: Hệ thấu kính cùng trục chính: O1 là thấu kính phân kì tiêu cự f1=-20cm và thấu kính O2 tiêu cự f2=8cm. Vật sáng AB cách O1 khoảng d1 = 20cm và ở trước hai thấu kính. Ta có thể kết luận điều gì sau đây?

  • A. Ảnh cuối cùng cho bởi hệ lớn hơn vật AB
  • B. Ảnh cuối cùng cho bởi hệ nhỏ hơn vật AB
  • C. Ảnh cuối cùng cho bởi hệ là ảnh thật
  • D. Ảnh cuối cùng cho bởi hệ là ảnh ảo

Câu 14: Thấu kính L1 có tiêu cự f1 = -30cm, đặt cùng trục chính thấu kính L2 có tiêu cự f2. Sau L2 đặt màn M vuông góc với trục cách L1 một khoảng 30cm. Khi dịch chuyển L2 giữa L1 và màn thì thấy có 1 ảnh rõ nét trên màn cao bằng 0,5AB. Tiêu cự f2 bằng

  • A. 22,5cm
  • B. 30cm
  • C. 45cm
  • D. 17,5cm

Câu 15: Cho hai thấu kính hội tụ L1, L2 có tiêu cự lần lượt là 20cm và 25cm, đặt đồng trục và cách nhau một khoảng a = 80cm. Vật sáng A được đặt trước L1 một đoạn 30cm, vuông góc với trục chính của hai thấu kính. Ảnh của AB qua quang hệ là:

  • A. ảnh thật, nằm sau L1 cách L1 một đoạn 60cm
  • B. ảnh ảo, nằm trước L2 cách L2 một đoạn 20cm
  • C. ảnh thật, nằm sau L2 cách L2 một đoạn 100cm
  • D. ảnh ảo, nằm sau L2 cách L2 một đoạn 100cm

Câu 16: Trong thí nghiệm xác định tiêu cự của thấu kính phân kì L, nguời ta phải dùng thêm thấu kính hội tụ L0 và phải tiến hành thí nghiệm như phương án trong sách giáo khoa Vật lí 11 là vì

  • A. làm như thế thì thí nghiệm chính xác hơn
  • B. ta không thể đo trực tiếp khoảng cách từ ảnh của thấu kính phân kì đến thấu kính
  • C. thấu kính phân kì không cho ảnh rõ nét bằng thấu kính hội tụ
  • D. khi ghép hai thấu kính lại sẽ cho ảnh rõ nét hơn trên màn

Câu 17: Thấu kính L1 có tiêu cự f1 ghép sát cùng trục chính với thấu kính L2 có tiêu cự f2. Nguồn sáng điểm S cách L1 đoạn d > f1 > f2. Biết hai thấu kính cùng có dạng hình tròn nhưng chu vi khác nhau. Như vậy, qua hệ ta

  • A. nhận được hai ảnh thật S1 và S2 với độ sáng như nhau
  • B. nhận được hai ảnh thật S1 và S2 với độ sáng khác nhau
  • C. chỉ nhận được một ảnh thật S'
  • D. nhận được hai ảnh S1 và S2 khác bản chất
Xem đáp án

=> Kiến thức Giải bài 30 vật lí 11: Giải bài toán về hệ thấu kính sgk Vật lí 11 trang 191-195


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội