Trắc nghiệm vật lý 9 bài 49: Mắt cận và mắt lão
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài Trắc nghiệm vật lý 9 bài 49: Mắt cận và mắt lão. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Biểu hiện của mắt cận là:
- A. chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt.
- B. chỉ nhìn rõ các vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt.
- C. nhìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.
- D. không nhìn rõ các vật ở gần mắt.
Câu 2: Biểu hiện của mắt lão là:
- A. chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt.
- B. chỉ nhìn rõ các vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt.
- C. nhìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.
- D. không nhìn rõ các vật ở xa mắt.
Câu 3: Kính cận thích hợp là kính phân kì có tiêu điểm F
- A. trùng với điểm cực cận của mắt.
- B. trùng với điểm cực viễn của mắt.
- C. nằm giữa điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt.
- D. nằm giữa điểm cực cận và thể thủy tinh của mắt.
Câu 4: Để khắc phục tật mắt lão, ta cần đeo loại kính có tính chất như
- A. kính phân kì
- B. kính hội tụ
- C. kính mát
- D. kính râm
Câu 5: Mắt cận có điểm cực viễn
- A. ở rất xa mắt.
- B. xa mắt hơn điểm cực viễn của mắt bình thường.
- C. gần mắt hơn điểm cực viễn của mắt bình thường.
- D. xa mắt hơn điểm cực viễn của mắt lão.
Câu 6: Tác dụng của kính cận là để
- A. tạo ảnh ảo nằm ngoài khoảng cực viễn của mắt.
- B. tạo ảnh ảo nằm trong khoảng cực viễn của mắt.
- C. tạo ảnh thật nằm ngoài khoảng cực viễn của mắt.
- D. tạo ảnh thật nằm trong khoảng cực viễn của mắt.
Câu 7: Chọn câu trả lời sai:
Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 15 cm và phải đeo kính có tiêu cự 50 cm. Khi không đeo kính, người đó nhìn rõ vật:
- A. gần nhất cách mắt 15 cm.
- B. xa nhất cách mắt 50 cm.
- C. cách mắt trong khoảng từ 15 đến 50 cm.
- D. gần nhất cách mắt 50 cm.
Câu 8: Một người cận phải đeo kính có tiêu cự 25cm. Hỏi khi không đeo kính thì người đó nhìn rõ được vật cách xa mắt nhất là bao nhiêu?
- A. 25cm
- B. 15cm
- C. 75cm
- D. 50cm
Câu 9: Điểm cực viễn của mắt lão thì:
- A. Gần hơn điểm cực viễn của mắt thường.
- B. Bằng điểm cực viễn của mắt cận.
- C. Xa hơn điểm cực viễn của mắt thường.
- D. Bằng điểm cực viễn của mắt thường.
Câu 10: Mắt của một người chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 10cm đến 100cm. Mắt này có tật gì và phải đeo kính nào ?
- A. Mắt cận, đeo kính hội tụ.
- B. Mắt lão, đeo kính phân kì.
- C. Mắt lão, đeo kính hội tụ.
- D. Mắt cận, đeo kính phân kì.
Câu 11: Điểm cực cận của mắt cận thì:
- A. Xa hơn điểm cực cận của mắt lão.
- B. Xa hơn điểm cực cận của mắt thường.
- C. Bằng điểm cực viễn của mắt thường.
- D. Gần hơn điểm cực cận của mắt thường.
Câu 12: Mắt của một người chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 100 cm trở lại. Mắt này có tật gì và phải đeo kính nào?
- A. Mắt cận, đeo kính hội tụ.
- B. Mắt lão, đeo kính hội tụ.
- C. Mắt lão, đeo kính phân kì.
- D. Mắt cận, đeo kính phân kì.
Câu 13: Kính cận là thấu kính phân kì vì:
- A. Cho ảnh thật, lớn hơn vật.
- B. Cho ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
- C. Cho ảnh ảo, lớn hơn vật.
- D. Cho ảnh thật, nhỏ hơn vật.
Câu 14: Điểm cực viễn của mắt lão thì:
- A. Gần hơn điểm cực viễn của mắt thường.
- B. Bằng điểm cực viễn của mắt thường.
- C. Bằng điểm cực viễn của mắt cận.
- D. Xa hơn điểm cực viễn của mắt thường.
Câu 15: Khi nhìn một vật ra xa dần thì mắt phải điều tiết như thế nào?
- A. Thể thuỷ tinh của mắt phồng lên làm tiêu cự của nó tăng.
- B. Thể thuỷ tinh của mắt xẹp xuống làm tiêu cự của nó tăng.
- C. Thể thuỷ tinh của mắt phồng lên làm tiêu cự của nó giảm.
- D. Thể thuỷ tinh của mắt xẹp xuống làm tiêu cự của nó giảm.
Câu 16: Mắt cận có điểm cực cận 10cm và điểm cực viễn cách mắt 50cm, thì người đó:
- A. Có thể nhìn rõ một vật ở khoảng giữa 10cm và 50 cm.
- B. chỉ có thể nhìn rõ một vật ở khoảng cách nhỏ hơn 10cm.
- C. Có thể nhìn rõ một vật cách mắt lớn hơn 50cm.
- D. Có thể nhìn rõ một vật cách mắt lớn hơn 10cm.
Câu 17: Khi không điều tiết, tiêu điểm của mắt cận nằm ở vị trí nào?
- A. Sau màng lưới.
- B. Trước màng lưới.
- C. Tại màng lưới.
- D. Ở trên thể thủy tinh.
Câu 18: Biết tiêu cự của kính cận thị bằng khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn của mắt. Thấu kính nào dưới đây có thể làm kính cận thị?
- A. Thấu kính phân kì có tiêu cự 5cm.
- B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 40cm.
- C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 40cm.
- D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 5cm.
Câu 19: Trong những biểu hiện sau đây, biểu hiện nào là triệu chứng của tật cận thị?
- A. Khi đọc sách phải đặt sách gần mắt hơn bình thường.
- B. Ngồi dưới lớp nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ.
- C. Ngồi trong lớp nhìn không rõ các vật ngoài sân.
- D. Các biểu hiện A, B, C đều là những biểu hiện của tật cận thị.
Câu 20: Đặc điểm nào dưới đây là của mắt lão?
- A. Mắt lão có thể nhìn rõ những vật ở xa.
- B. Mắt lão không nhìn rõ các vật ở gần giống như mắt bình thường.
- C. Mắt lão có điểm cực cận xa mắt hơn so với người bình thường.
- D. Các đặc điểm A, B, C đều đúng với mắt lão.
Xem thêm bài viết khác
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn vật lí 9 lên 10 (đề 6)
- Trắc nghiệm vật lí 9 chương 3: Quang học (P6)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 16: Định luật Jun - Len xơ
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 13: Điện năng - Công của dòng điện
- Trắc nghiệm vật lí 9 chương 3: Quang học (P3)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 27: Lực điện từ
- Trắc nghiệm vật lí 9 chương 2: Điện từ học (P1)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 44: Thấu kính phân kì
- Trắc nghiệm vật lí 9 chương 1: Điện học (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 9 chương 1: Điện học (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 56: Các tác dụng của ánh sáng