Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác. Anh/chị hãy phân tích hai căn bệnh trên
Câu 1 (Trang 43 SGK) Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác. Anh/chị hãy phân tích hai căn bệnh trên.
Bài làm:
Gợi ý làm bài:
a. Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti:
- Giải thích khái niệm: tự ti là tự đánh giá thấp mình, tự cho rằng mình không thể làm được điều gì nên thiếu tự tin. Tự ti hoàn toàn khác với khiêm tốn.
- Những biểu hiện thái độ tự ti:
- Luôn tự coi mình kém cỏi, không bằng người khác
- Mặc cảm, e dè, không giám phấn đấu, không dám vươn lên
- Không dám tin tưởng vào năng lực, sở trường, sự hiểu biết, kiến thức… của mình.
- Nhút nhát, thường tránh xa những chỗ đông người.
- Tác hại của thái độ tự ti: khiến bản thân không thể phát triển, không dám đón nhận những cơ hội, thử thách mới cho mình.
b. Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự phụ:
- Giải thích khái niệm: tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao tự đại đến mức xem thường người khác. Tự phụ khác với tự hào.
- Những biểu hiện của thái độ tự phụ:
- Luôn tự coi mình là hơn người, giỏi giang, không ai bằng mình
- Kiêu ngạo, coi thường mọi người, chỉ nghĩ đến bản thân.
- Luôn tự cho mình là đúng ở mọi việc.
- Khi làm được một việc gì đó lớn lao thì thậm chí còn tỏ ra coi thường người khác, cho mình là giỏi giang.
- Tác hại của tự phụ: không thể hòa đồng cùng bạn bè, đồng nghiệp, không có tinh thần làm việc tập thể cùng đóng góp chung, từ đó sẽ khiến bạn bè xa lánh và coi thường
c. Như vậy, tuy là hai thái độ trái ngược nhau ( một bên tự hạ thấp mình, một bên tự đề cao mình) nhưng bản chất của tự ti và tự phụ đều là cách sống xuất phát từ cá nhân, thu về cá nhân, không phải là cách sống hòa hợp với mọi người. Tự ti là thu mình lại sống cho yên thân, tự phụ là đề cao mình để bản thân được nổi bật – cả hai cách sống đó đều dẫn đến chỗ xa lánh tập thể, không phù hợp với nguyên tắc sống của thời đại ngày nay và đều dẫn đến tác hại là bị cô lập, không nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng để tiến bộ. Như vậy, mỗi người muốn tiến bộ trong cuộc sống thì phải hòa hợp với mọi người trong một quan hệ bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau, cùng chia sẻ với nhau, học hỏi nhau để cùng tiến bộ. Cần phải biết đánh giá đúng bản thân để phát huy được hết khả năng, điểm mạnh cũng như có thể khắc phục được những điểm yếu.
Xem thêm bài viết khác
- Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi. Lời nhắn gọi của Tú Xương ở hai câu thơ cuối có ý nghĩa tư tưởng gì?
- Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có sự phân hóa phức tạp thành nhiều bộ phận, nhiều xu hướng như thê nào?...
- Qua bài chiếu, anh/chị hãy nhận xét về tư tưởng và tình cảm của vua Quang Trung?
- Với những kiến thức đã học về Nguyễn Trãi và Nguyễn Đình Chiểu, anh/chị cảm nhận được điều gì gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa giữa hai nhà thơ này?
- Soạn văn bài: Ngữ cảnh
- Theo Nguyễn Trường Tộ, luật bao gồm những lĩnh vực nào? Ông đã giới thiệu việc thực hành luật pháp ở các nước phương Tây ra sao?
- Hạnh phúc của một tang gia là một phần của nhan đề chương XV tiểu thuyết Số đỏ do chính Vũ Trọng Phụng đặt. Anh (chị) có suy nghĩ gì về nhan đề này và tình huống trào phúng của đoạn trích?
- Nội dung chính bài: Thao tác lập luận so sánh
- Nội dung chính bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Lẽ ghét thương
- Soạn văn bài: Vịnh khoa thi hương
- Cách gieo vần trong bài thơ có gì đặc biệt? Cách gieo vần ấy gợi lên cho ta cảm giác gì về mùa thu và tình thu?