Vì sao Bê-li-cốp chết? Giải thích thái độ, tình cảm của mọi người đối với Bê-li-cốp lúc y còn sống và khi y đã qua đời
219 lượt xem
Câu 2: Trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 2
Vì sao Bê-li-cốp chết? Giải thích thái độ, tình cảm của mọi người đối với Bê-li-cốp lúc y còn sống và khi y đã qua đời. Tình cảm và thái độ ấy nói lên điều gì?
Bài làm:
- Lý do Bê-li-cốp chết:
- Bê-li-cốp bị Kô-va-len-cô đẩy ngã xuống cầu thang đã bị Va-ren-ca nhìn thấy , không những thế Va-ren-ca còn "cười phá lên", "cười âm vang, lảnh lót". Điều kinh khủng nhất đối với hắn là sẽ biến thành trò cười cho thiên hạ mà trước hết là tiếng cười của Va-ren-ca.
- Hắn chết và hắn được nằm trong quan tài - "Cái bao" bền vững nhất, đó là khát vọng mãnh liệt - kì dị cả đời Bê-li-cốp khuôn mặt hắn lại như thanh thản và hơi mỉm cười.
- Đây là một cái chết hơi có phần bất ngờ, tuy nhiên đối với một người luôn sống kì quặc như hắn thì điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu.
- Thái độc của mọi người khi Bê-li-cốp còn sống và đã chết:
- Khi Bê-li-cốp còn sống mọi người sợ hãi, căm ghét, bị ám ảnh.
- Khi hắn chết mọi người cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái. Nhưng chưa được bao lâu cuộc sống lại diễn ra như cũ nặng nè, mệt nhọc, vô vị, tù túng.
- Ý nghĩa: Chính tình cảm và thái độ ấy của mọi người đối với Bê-li-cốp cho thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ của hắn và những người như hắn trong xã hội Nga lúc bấy giờ. Để đến cuối cùng tác giả phải thốt lên "không thể sống mãi như thế được".
Xem thêm bài viết khác
- Hình ảnh gió, mây, sông, trăng trong khổ thơ thứ hai gợi cảm xúc gì
- Nội dung chính bài Tôi yêu em
- Cách cảm nhận không gian và thời gian của bài thơ có gì đáng chú ý
- Chọn từ ngữ tình thái ở cột B điền vào chỗ trống ở câu của cột A để tạo nên câu có nghĩa tình thái phù hợp với nghĩa sự việc
- Nghị luận về: Làm thế nào để môi trường sống của chúng ta ngày càng xanh, sạch đẹp
- Nêu cảm nghĩ về âm điệu chung của toàn bài thơ
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Từ ấy
- Nhận xét về các biện pháp tu từ dùng trong bài thơ Từ ấy
- Soạn văn bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận
- Soạn văn bài: Nghĩa của câu (tiếp theo)
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tràng Giang