Anh (chị) hiểu thế nào về câu thơ đề từ "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài"
Câu 1: Trang 30 sgk ngữ văn 11 tập 2
Anh (chị) hiểu thế nào về câu thơ đề từ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài? Đề từ đó có mối liên hệ gì với bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của tác giả trong bài thơ?
Bài làm:
- Qua câu thơ đề từ "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài": Hai chữ "bâng khuâng" thể hiện được nỗi niềm của nhà thơ là cảm giác buồn sầu trước dòng sông rộng lớn. "Trời rộng" được nhân hóa nhớ sông dài hay chính là ẩn dụ cho nỗi nhớ của nhà thơ. Qua câu thơ đề từ cảm nhận được nỗi bâng khuâng, xao xuyến của tác giả trước sự mênh mông của con sông, đồng thời cảm nhận được nỗi nhớ da diết của tác giả.
- Mối lên hệ với bức tranh thiên nhiên và tâm trạng nhà thơ trong bài: câu thơ định hướng cảm xúc chủ đạo của bài thơ nỗi buồn sầu lan tỏa, nhẹ nhàng mà sâu lắng trước cảnh trời rộng sông dài ( tràng giang), đồng thời tạo nên vẻ đẹp hài hòa, vừa cổ điển (của sông nước mây trời) vừa hiện đại ( của nỗi buồn nhớ bâng khuâng) của chàng thanh niên thời thơ mới.
Xem thêm bài viết khác
- Một thời đại trong thi ca là một tiểu luận phức tạp, phong phú nhưng vì sao người đọc vẫn thấy dễ hiểu và hấp dẫn? Câu 5 trang 104 sgk Ngữ Văn 11 tập 2
- Các nhà thơ lãng mạn cũng như "người thanh niên" bấy giờ đã giải tỏa bi kịch của đời mình bằng cách nào? Câu 4 trang 104 sgk Ngữ Văn 11 tập 2
- Soạn văn bài: Luyện tập thao tác lập luận và bình luận
- Thảo luận về ý nghĩa thời sự của truyện ngắn Người trong bao
- Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu
- Vai trò của Phăng-tin trong diễn biến cốt truyện
- Nhà thơ Huy Cận đã từng viết: “Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm.” Em hãy làm rõ điều này thông qua việc phân tích tác phẩm “Tràng giang” của Huy Cận.
- Nội dung chính bài Tràng Giang
- Tư duy mới mẻ, táo bạo và khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước?
- Đọc tiểu dẫn chú ý bối cảnh lịch sử đất nước và những ảnh hưởng từ nước ngoài để hiểu bài thơ.
- Tại sao có thể nói hai câu kết là bất ngờ, hàm chứa nhiều ý vị
- Bức tranh tâm trạng trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ