So sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa, tìm những chỗ chưa sát với nguyên tác
Câu 1: Trang 42 sgk ngữ văn 11 tập 2
So sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa, tìm những chỗ chưa sát với nguyên tác.
Bài làm:
So sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa ta thấy:
- Câu thơ thứ nhất dịch khá sát nguyên tác.
- Câu thơ thứ hai trong bản dịch nghĩa là “chòm mây trôi lững lờ” thì trong bản dịch thơ được dịch là “chòm mây trôi nhẹ” ở đây trong câu thơ dịch chưa sát nguyên tác. Hơn nữa ở nguyên tác còn có từ “cô” cô ở đây là cô đơn, mới chỉ dịch từ “vân”, điều này làm câu thơ chưa thoát ý.
- Câu thơ thứ ba trong bản dịch nghĩa là “Thiếu nữ xóm núi xay ngô” còn trong bản dịch thơ được dịch là “Cô em xóm núi xay ngô tối” thêm chữ tối vào câu thơ làm mất đi tính hàm xúc trong câu, bởi không cần thêm chữ tối thì người nghe vẫn hiểu được là trời tối.
- Câu thơ cuối cùng dịch khá sát nguyên tác.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài Ôn tập phần văn học Soạn bài Ôn tập phần văn học
- Hãy phân tích nghĩa sự việc trong từng câu thơ ở bài thơ "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến
- Anh (chị) có nhận xét gì về hai câu 6 và 8 của bản dịch thơ so với nguyên tác (đối chiếu với phần dịch nghĩa)?
- Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi
- Luyện tập trang 23 Ngữ Văn 11 tập 2 Vội vàng trang 23 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2
- Nội dung chính bài Lưu biệt khi xuất dương
- Nhận xét về cách kết hợp yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận trong đoạn trích Về luân lí xã hội của Phan Châu Trinh
- Vì sao câu thơ cuối "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" lại làm cho người đọc liên tưởng đến hai câu thơ trong bài "Lầu Hoàng Hạc" của Thôi Hiệu
- Soạn văn 11 bài: Đặc điểm loại hình của tiếng Việt trang 57 sgk
- Hình ảnh gió, mây, sông, trăng trong khổ thơ thứ hai gợi cảm xúc gì
- Soạn văn bài: Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
- Lập dàn ý của bài điếu văn dựa vào bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác của Ăng-ghen