Soạn văn 11 bài: Đặc điểm loại hình của tiếng Việt trang 57 sgk
Bài học đặc điểm loại hình của tiếng Việt, sẽ giúp các em học tập và sử dụng tiếng Việt tốt hơn.Hôm nay KhoaHoc xin tóm tắt nội dung và hướng dẫn soạn bài chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo!
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. Loại hình ngôn ngữ
Có hai loại ngôn ngữ quen thuộc đó là:
- Loại hình ngôn ngữ đơn lập (tiếng Việt, tiếng Hán,...)
- Loại hình ngôn ngữ hòa kết (tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh,...)
II. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
- Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết; về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo nên từ
- Từ không biến đổi hình thái.
- Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Luyện tập
Bài tập 1: Trang 58 sgk ngữ văn 11 tập 2
Hãy phân tích những ngữ liệu dưới đây về mặt từ ngữ (chú ý những từ ngữ in đậm) để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.
- Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống thềm nhà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em lấy chồng rồi anh tiếc lắm thay
(Ca dao)
- Thuyền ơi có nhớ bến chăng,
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
(Ca dao)
- Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
(Tục ngữ)
- Con đem con cá bống ấy về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai, còn một đem thả xuống cho bống...
Nói xong Bụt biến mất. Tấm theo lười Bụt, thả bống xuống giếng. Rồi từ ngày hôm ấy trở đi, cứ sau bữa ăn, Tấm đều để dành cơm, giấu đưa ra cho bống. Mỗi lần nghe lời Tấm gọi, bống lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm của Tấm ném xuống. Người và cá ngày một quen nhau, và bống ngày một lớn lên trông thấy.
(Tấm Cám)
Bài tập 2: trang 58 sgk Ngữ Văn 11 tập hai
Tìm một câu trong tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp, tiếng Nga...) đã học, đối chiếu với câu tự dịch ra tiếng Việt, so sánh, phân tích để đi đến kết luận: tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp, tiếng Nga...) thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết, tiếng Việt thuộc lại hình ngôn ngữ đơn lập
Bài tập 3: trang 58 sgk Ngữ Văn 11 tập hai
Xác định các hư từ và phân tích tác dụng thể hiện ý nghĩa của chúng trong đoạn văn sau:
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập)
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Đặc điểm loại hình của tiếng Việt". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 2.
=> Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
Xem thêm bài viết khác
- Nghị luận về bệnh "vô cảm" trong xã hội
- Nêu những đóng góp to lớn của Mác khiến ông trở thành "nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại"
- Phân tích ý nghĩa tư tưởng nghệ thuật của biểu tượng "cái bao"; từ đó khái quát chủ đề tư tưởng của truyện ngắn "Người trong bao"
- Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu Phân tích Từ ấy
- Phân tích những hình ảnh so sánh và ẩn dụ: - Ở Gia-ve, tác giả đã sử dụng một loạt chi tiết nhằm quy chiếu về một ẩn dụ.
- Phân tích nét đẹp của phong cảnh và tâm trạng của tác giả trong khổ thơ đầu
- Thơ mới khác với thơ trung đại như thế nào Câu 1 trang 116 sgk Ngữ văn 11 tập 2
- Theo anh (chị), những yếu tố nào đã tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ này?
- Viết một đoạn văn chứng minh nhận định sau: "Lòng yêu nước... không bao giờ quên" Bài tập 3 trang 108 Ngữ văn 11
- Hình ảnh gió, mây, sông, trăng trong khổ thơ thứ hai gợi cảm xúc gì
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tôi yêu em
- Bức tranh tâm trạng trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ