Nêu cảm nghĩ của anh (chị) về sự vận động của cảnh vật và tâm trạng của nhà thơ trong bài chiều tối
LUYỆN TẬP
Câu 1: Trang 42 sgk ngữ văn 11 tập 2
Nêu cảm nghĩ của anh (chị) về sự vận động của cảnh vật và tâm trạng của nhà thơ trong bài chiều tối?
Bài làm:
Trong bài thơ chiều tối sự vận động của con người và cảnh vật đối lập nhau, nó được thể hiện như sau:
- Ở hai câu thơ đầu tả cảnh thiên nhiên cảnh vật rơi vào trạng thái tĩnh lặng, hình ảnh của cánh chim mỏi của chòm mây lững lờ khiến cho tâm trạng con người cũng hoàn toàn rơi vào trạng thái lẻ loi, buồn tủi.
- Tuy nhiên trong hai câu thơ cuối, với những hình ảnh là bình dị trong cuộc sống sinh hoạt của người dân xóm núi lại cho thấy một khung cảnh tươi vui, đầm ấm với hình ảnh “lò than” rực hồng. Khung cảnh trong hai câu thơ cuối cho thấy tinh thần lạc quan của người chiến sĩ, trong mọi hoàn cảnh đều vui tươi, lạc quan, yêu đời.
Xem thêm bài viết khác
- Phân tích nét đẹp của phong cảnh và tâm trạng của tác giả trong khổ thơ đầu
- Qua đoạn trích hãy nêu những dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa.
- Cách cảm nhận không gian và thời gian của bài thơ có gì đáng chú ý
- Soạn văn bài: Thao tác lập luận bác bỏ
- Nội dung chính bài Một thời đại trong thi ca
- Căn cứ vào nhan đề và phần mở đầu, xác định chủ đề nghị luận của văn bản
- Luyện tập trang 23 Ngữ Văn 11 tập 2 Vội vàng trang 23 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2
- Trong văn bản Về luân lí xã hội ở nước ta, Phan Châu Trinh vận dụng chủ yếu các thao tác lập luận nào?
- Tình yêu thiên nhiên ở đây có thấm đượm lòng yêu nước thầm kín không? Vì sao
- Đoạn văn từ câu "Ông nói gì với chị?" đến câu "có thể là những sự thực cao cả" là phát ngôn của ai?
- Soạn văn bài: Nghĩa của câu (tiếp theo)
- Trình bày quan điểm của anh (chị) về việc chọn nghề trong tương lai