Nội dung chính bài Lưu biệt khi xuất dương
Câu 2: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Lưu biệt khi xuất dương"?
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Phan Bội Châu (1867 - 1940) quê ở Đan Nhiễm – Nam Đàn – Nghệ An, là nhà thơ, nhà văn, là người khởi nguồn cho loại văn chương trữ tình.
- Tác phẩm: Bài thơ được sáng tác vào năm 1905 trước lúc tác giả sang Nhật Bản tìm một con đường cứu nước mới, ông làm bài thơ này để giã từ bè bạn, đồng chí.
2. Phân tích văn bản
a. Hai câu đề
- Tác giả nêu lên quan niệm mới: là đấng nam nhi phải sống cho ra sống, mong muốn làm nên điều kì lạ “ yếu hi kì” túc là phải sống cho phi thường hiển hách, dám mưu đồ xoay chuyển càn khôn.
- Câu thơ thể hiện một tư thế, một tâm thế đẹp về chí nam nhi phải tin tưởng ở mức độ và tài năng của mình.
- Tuyên ngôn về chí làm trai.
b. Hai câu thực
- “Tu hữu ngã” (phải có trong cuộc đời) ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân trước thời cuộc, không chỉ là trách nhiệm trước hiện tại mà còn trách nhiệm trước lịch sử của dân tộc “thiên tỉa hậu” (nghìn năm sau)
- Đó là ý thức sâu sắc thể hiện vai trò cá nhân trong lịch sử: sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm mà lịch sử giao phó.
c. Hai câu luận
- Nêu lên tình cảnh của đất nước: “non sông đã chết” và đưa ra ý thức về lẽ vinh nhục gắn với sự tồn vong của đất nước, dân tộc.
- Đề xuất tư tưởng mới mẻ, táo bạo về nền học vấn cũ : “hiền thánh còn đâu học cũng hoài”
- Bộc lộ khí phách ngang tàng, táo bạo, quyết liệt của một nhà cách mạng tiên phong: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết.
d. Hai câu kết
- Hình tượng kì vĩ “Trường phong”(ngọn gió dài) - “thiên trùng bạch lãng” (ngàn lớp sóng bạc)
- Tư thế: “nhất tề phi”(cùng bay lên)
- Hình ảnh đầy lãng mạn hào hùng, đưa nhân vật trữ tình vào tư thế vượt lên thực tại đen tối với đôi cánh thiên thần, vươn ngan tầm vũ trụ. Đồng thời thể hiện khát vọng lên đường của bậc đại trượng phu hào kiệt sẵn sàng ra khơi giữa muôn trùng sóng bạc tìm đường cứu sống gian sơn đất nước.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Phân tích chi tiết bài thơ
a. Hai câu đề
- Hai câu thơ đầu nói về quan niệm vè chí làm trai. Đây là đề tài quen thuộc trong văn thơ thời đại phong kiến.
- Với Phan Bội Châu, đầu thế kỉ XX, khi đã tiếp nhận luồng gió mới từ những bức Tân thư, trong quan niệm chí làm trai có thừa kế những truyền thống tốt đẹp của cha ông nhưng đã xuất hiện những tư tưởng mới mẻ, táo bạo hơn. Làm trai "phải lạ ở trên đời", nghĩa là phải làm những điều hiển hách, phi thường, dám mưu đồ những việc kinh thiên động địa, xoay vần trời đất vũ trụ, không phải sống một cách tẻ nhạt, vô nghĩa, phí hoài một đời. Đó là cảm hứng sống gần gũi với truyền thống Nho học ngày xưa nhưng đã có sự phát triển thêm.
- Con người dám đối mặt cả trời đất vũ trụ để tự khẳng định mình, vượt lên trên cái mộng công danh bình thường để vươn tới những suy nghĩ cho xã hội rộng lớn. Xưa nay con người để trái đất xoay vần là được coi như lẽ tự nhiên nhưng Phan Bội Châu lại ôm mộng có thể tự xoay chuyển đất trời, không chịu khuất phục trước số phận, hoàn cảnh.
b. Hai câu thực
- "Ư bách niên" tức khoảng trăm năm là nói thời gian của một đời người, một thế hệ theo quan niệm của người xưa. "Trong khoảng" ý chỉ cuộc sống hiện tại. Còn "tu hữu ngã" - cần có tôi. Cái tôi xuất hiện biểu thị cho công dân đầy tinh thần trách nhiệm trước cuộc đời. Cuộc đời cần có ta không phải để hưởng lạc thú mà để cống hiến cho đời, đáng mặt nam nhi đại trượng phu tung hoành thiên hạ, lưu danh thiên cổ. Đó là một khẳng định dứt khoát, chắc nịch, dựa trên một niềm tự tin sắt đá vào tài trí của bản thân. Với cách dùng câu khẳng định, tác giả tự hào về cái tôi của mình trong cuộc đời, mình phải trở thành một nhân vật không thể thiếu trong khoảng thời gian một đời người - 100 năm.
- Tác giả tự hào về vai trò của mình trong xã hội, trong lịch sử. Với nhịp điệu của câu nghi vấn đã có sự chuyển đổi giọng điệu nhằm khẳng định cương quyết hơn khát vọng sống hiển hách, phi thường, dâng hiến hết tài năng trí tuệ cho đời. Đồng thời nhấn mạnh ý tưởng vĩ đại: con người phải làm điều kì vĩ để lưu danh muôn đời. ý thơ tăng cấp, đồng thời thêm giọng khuyến khích, giục giã con người. Với một lẽ sống như thế, tất sẽ làm nên sự nghiệp, và tên tuổi có lẽ nào lại không lưu truyền mãi mãi tới ngàn năm?
- Đặt trong hoàn cảnh mấy năm đầu thế kỉ XX, sau những thất bại liên tiếp của phong trào Cần vương chống Pháp, một tâm lí thất vọng, bi quan đang đè nặng tâm hồn những người Việt Nam yêu nước với tâm lí buông xuôi, chán nản, an phận, cam chịu cảnh cá chậu chim lồng có nguy cơ phát triển, đó là cái vạ chết lòng thì hai câu thơ như hồi chuông thức tỉnh có sức rung vang rất mạnh.
c. Hai câu luận
- Chí làm trai phải gắn với hoàn cảnh thực tế của đất nước. Tác giả nói đến lẽ nhục "non sông đã chết". Hoàn cảnh đất nước rơi vào tay giặc, mất chủ quyền, bị làm nô lệ thì coi như đã chết. Ở đây tác giả cũng khẳng định ý chí không chịu sống khuất phục, cam chịu dưới ách đô hộ.
- Tư tưởng bỏ sách thánh Hiền đã được nhắc đến "Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!" Đó được đánh giá là một tư tưởng mới, táo bạo. Phan Bội Châu ý thức được việc nếu cứ ôm khư khư những tư tưởng cũ của sách Thánh hiền thì không giúp ích gì được cho đất nước. Ông không phủ nhận nền Nho giáo nhưng cũng không có nghĩa là không cần thay đổi. Với khát khao cháy bỏng là cứu nước cứu dân, ông nhận thức rõ cần phải có những quyết định đột phá mới làm nên kì tích được.
d. Hai câu kết
- Khát khao hành động và tư thế của nhân vật trữ tình được hiện lên mạnh mẽ qua hình ảnh "bể Đông", "cánh gió", "sóng bạc". Hình ảnh mang đậm chất trữ tình, hào hùng. Tất cả như hòa chung với con người với tư thế "bay lên". Con người như muốn lao ra, xông pha ra không gian rộng lớn bao la ngoài kia. Ở đây ngụ ý tinh thần quyết tâm, đầy nhiệt huyết, dũng cảm trên con đường đi tìm đường cứu nước cứu dân.
3. Tổng kết:
- Nội dung: Quan niệm về chí làm trai trong thời đại đất nước lâm nguy và tinh thần vì nước vì dân của những vị anh hùng ra đi cứu nước.
- Nghệ thuật: Ngôn ngũ phóng đại, hình ảnh kì vĩ ngang tầm vũ trụ; giọng thơ sục sôi
- Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện lí tưởng cứu nước cao cả, nhiệt huyết sôi sục, tư thế đẹp đẽ và khát vọng lên đường cháy bỏng của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước.
Xem thêm bài viết khác
- Qua đoạn trích hãy nêu những dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa.
- Soạn văn 11 bài: Ôn tập phần làm văn trang 124 sgk
- Tố Hữu đã dùng những hình ảnh nào để chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng Câu 1 trang 44 sgk Ngữ văn 11 tập 2
- Vì sao nói bức tranh thiên nhiên trong bài thơ đậm màu sắc cổ điển mà vẫn gần gũi, thân thuộc
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Về luân lí xã hội ở nước ta
- Nhận xét về cách kết hợp yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận trong đoạn trích Về luân lí xã hội của Phan Châu Trinh
- Soạn văn bài: Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
- Nội dung chính bài Thao tác lập luận bác bỏ ( tiếp theo)
- Lòng yêu nước của các nhà thơ mới đã được biểu lộ như thế nào? Bài 2 trang 104 sgk Ngữ Văn 11 tập 2
- Nội dung chính bài Thao tác lập luận bác bỏ
- Các tác phẩm trọng tâm trong chương trình ngữ văn 11 kì 2
- So sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa, tìm những chỗ chưa sát với nguyên tác