Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi
Câu 1: Trang 26 sgk ngữ văn 11 tập 2
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi.
Bài làm:
- Chỉ ra ý kiến, quan điểm mà Nguyễn Dữ và Nguyễn Đình Thi đã bác bỏ ở hai đoạn trích trên:
Nguyễn Dữ bác bỏ ý kiến sai "Cứng quá thì gãy".
Nguyễn Đình Thi bác bỏ những ý kiến thiếu chính xác khi định nghĩa về thơ.
Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả có nét khác nhau:
Tác giả Nguyễn Dữ dùng lí lẽ và dẫn chứng để trực tiếp bác bỏ ý kiến sai lầm. Cách lập luận bác bỏ của đoạn văn.
Nêu ý kiến sai lầm: "Cứng quá thì gãy".
Dùng lí lẽ để bác bỏ "Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được ... chịu đổi cứng ra mền".
Dùng dẫn chứng để bác bỏ: "Ngô Tử Văn ... thật là xứng đáng".
- Nguyễn Đình Thi bác bỏ luận điểm: thơ là những lời đẹp; thơ là những đề tài đẹp. Bác bỏ bằng cách đưa ra những bằng chứng thực tế: có những bài thơ lời không đẹp như thơ Hồ Xuân Hương, một số câu thơ của Nguyễn Du; có những bài thơ đề tài không đẹp như đề tài trong Bô-đơ-le, đề tài trong thơ kháng chiến.
Xem thêm bài viết khác
- Nghị luận về bệnh "vô cảm" trong xã hội
- Trình bày quan điểm của anh (chị) về việc chọn nghề trong tương lai
- Phân tích nghệ thuật đối lập hai nhân vật Giăng Van-giăng và Gia-ve qua đối thoại, qua hành động. Nêu ý nghĩa của biện pháp này
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Lưu biệt khi xuất dương
- Hãy phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử. Theo anh/ chị làm thế nào để khắc phục được thái độ đó?
- Tư duy mới mẻ, táo bạo và khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước?
- Xác định các hư từ và phân tích tác dụng thể hiện ý nghĩa của chúng trong đoạn văn sau:
- Nhà thơ Huy Cận đã từng viết: “Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm.” Em hãy làm rõ điều này thông qua việc phân tích tác phẩm “Tràng giang” của Huy Cận.
- Phân tích những hình ảnh so sánh và ẩn dụ: - Ở Gia-ve, tác giả đã sử dụng một loạt chi tiết nhằm quy chiếu về một ẩn dụ.
- Soạn văn bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Người cầm quyền khôi phục uy quyền
- Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối