Căn cứ vào nhan đề và phần mở đầu, xác định chủ đề nghị luận của văn bản
Luyện tập
Bài tập 1: Trang 118 sgk ngữ văn 11 tập 2
Căn cứ vào nhan đề và phần mở đầu, xác định chủ đề nghị luận của văn bản:
a) Có lẽ trên thế giới hiếm có một đất nước nào vừa thật đa dạng mà cũng vừa thật thống nhất như In-đô-nê-xi-a. Sự đa dạng và thống nhất ấy được thể hiện trên nhiều yếu tố: từ địa hình, khí hậu tới thành phần dân tộc, từ đời sống con người tới lịch sử văn hóa.
(Theo Ngô Văn Danh, Tâm lí hướng tới sự thống nhất trong đa dạng của người In-đô-nê-xi-a)
b) Bên cạnh một Xuân Diệu - một nhà thơ, một Xuân Diệu - văn xuôi, còn có một Xuân Diệu - nghiên cứu, phê bình văn học. Cả về mẳ này, thành tựu ông đạt được cũng không kém phần bề thế, thậm chí phong phú và có chất hơn sự nghiệp của nhiều cây bút nghiên cứu, phê bình chuyên nghiệp.
(Nguyễn Đăng Mạnh, Kinh nghiệm viết một bài văn, NXB Giáo Dục, 2006)
Bài làm:
- Trong đoạn văn (a) của tác giả Ngô Văn Doanh trích "Tâm lí hướng tới sự thống nhất trong đa dạng của người In-đô-nê-xi-a". Ta có thể thấy rằng: chủ đề nghị luận của văn bản này chính là trong đất nước In-đô-nê-xi-a có đa dạng rất nhiều dân tộc nhưng họ hòa hợp, thống nhất với nhau.
- Trong đoạn văn (b) của tác giả Nguyễn Đăng Mạnh trong "Kinh nghiệm viết một bài văn". Mục đích của văn bản nghị luận này là: Nói về Xuân Diệu là một tác giả chuyên nghiệp, đa tài. Ông có thể sáng tác trong nhiều lĩnh vực, một con người rất nhiều kinh nghiệm và nhiệt huyết.
Xem thêm bài viết khác
- Trình bày quan điểm của anh (chị) về việc chọn nghề trong tương lai
- Nội dung chính bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)
- Câu 3 trang 116 sgk Ngữ văn 11 tập 2 Soạn bài Ôn tập phần văn học
- Đặt câu với mỗi từ ngữ tình thái sau đây: chưa biết chừng, là cùng, ít ra,...
- Xuân Diệu Cảm nhận về thời gian như thế nào? Vì sao nhà thơ có tâm trạng vội vàng, cuống quýt
- Nội dung chính bài Nghĩa của câu (tiếp theo)
- Soạn văn 11 bài Tiểu sử tóm tắt Soạn bài Tiểu sử tóm tắt
- Phân tích nghệ thuật khắc họa nhân vật Phăng-tin: Trong tình thế tuyệt vọng, ngôn ngữ và hành động
- Ở khổ thơ thứ ba, nhà thơ bộc lộ tâm sự của mình như thế nào
- Soạn văn 11 bài: Thao tác lập luận bình luận trang 71 sgk
- Nội dung chính bài Thao tác lập luận bác bỏ ( tiếp theo)
- Tách nghĩa tình thái và nghĩa sự việc trong các ví dụ