Phân tích nét đẹp của phong cảnh và tâm trạng của tác giả trong khổ thơ đầu
Câu 1: Trang 39 sgk ngữ văn 11 tập 2
Phân tích nét đẹp của phong cảnh và tâm trạng của tác giả trong khổ thơ đầu.
Bài làm:
- Câu thơ mở đầu "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?" là câu hỏi mà thực ra là lời trách móc nhẹ nhàng và cũng là lời mời gọi tha thiết của cô gái thôn Vĩ với nhà thơ.
- Hình ảnh "nắng hàng cau nắng mới lên" ở thôn Vĩ mang một vẻ đẹp lấp lánh, tinh khiết. Được nhìn nắng mới, trên những lá cau non là khoảnh khắc khó quên.
- Cảnh vườn "mướt", "xanh như ngọc" cũng là một nét độc đáo của những khu biệt thự nhà vườn thôn Vĩ. Từ "mướt" gợi sự tươi non, sạch sẽ, láng bóng của từng chiếc lá dưới ánh mặt trời. Trong khi đó, hình ảnh so sánh "xanh như ngọc" gợi hình dung vé những tán cây xanh mướt, mượt mà được ánh nắng mặt trời rực rỡ buổi sớm mai chiếu xuyên qua ánh lên màu xanh trong suốt như màu ngọc.
- Trong ba câu thơ đầu, con người chưa xuất hiện. Đến câu thơ thứ tư, sự xuất hiện ấy cũng không trọn vẹn. Nó ngượng ngùng, e ấp: "Lá trúc che ngang mặt chữ điền". Khuôn mặt chữ điền phúc hậu càng có ấn tượng trong sự kín đáo, duyên dáng.
Xem thêm bài viết khác
- Nghị luận về: Làm thế nào để môi trường sống của chúng ta ngày càng xanh, sạch đẹp
- Soạn văn 11 bài: Thao tác lập luận bình luận trang 71 sgk
- Soạn văn bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo)
- Đoạn văn từ câu "Ông nói gì với chị?" đến câu "có thể là những sự thực cao cả" là phát ngôn của ai?
- Khi phân tích nội dung câu cách ngôn "Thất bại là mẹ thành công", anh (chị) bắt đầu phân tích từ đâu
- Nội dung chính bài Ôn tập phần văn học Soạn bài Ôn tập phần văn học
- Ở khổ thơ thứ ba, nhà thơ bộc lộ tâm sự của mình như thế nào
- Phân tích nghệ thuật khắc họa nhân vật Phăng-tin: Trong tình thế tuyệt vọng, ngôn ngữ và hành động
- Câu 4 trang 116 sgk Ngữ văn 11 tập 2 Nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bài thơ
- Phân tích bài thơ Tràng giang
- Hãy phân tích những ngữ liệu dưới đây về mặt từ ngữ để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập
- Vì sao nói bức tranh thiên nhiên trong bài thơ đậm màu sắc cổ điển mà vẫn gần gũi, thân thuộc